Nhật Bản gọi hoạt động trên là sứ mệnh “bảo vệ tài sản” quân sự, và con số vào năm ngoái đã tăng từ 14 trong năm trước đó, phản ánh sự thay đổi trong điều kiện môi trường gia tăng thách thức về an ninh, theo Đài CNN hôm 25.2 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
SDF cho hay trong số 25 sứ mệnh vào năm 2020, có 4 trường hợp các tàu chiến Mỹ đang thu thập thông tin về tên lửa đạn đạo, hoặc hoạt động cảnh báo và do thám.
Trong 21 trường hợp còn lại, SDF bảo vệ các máy bay chiến đấu của Mỹ tham gia những cuộc diễn tập song phương.
Giới chức Nhật Bản không tiết lộ thời điểm hoặc vị trí những sứ mệnh được thực thi, chỉ nói rằng các hoạt động này “góp phần bảo vệ Nhật Bản”.
Theo Đài CNN, lực lượng Mỹ và Nhật Bản đã tham gia nhiều cuộc diễn tập với quy mô mở rộng trong năm ngoái, diễn ra tại quốc gia Đông Á hoặc xung quanh nước này, và xa đến tận Ấn Độ Dương.
Giới chức phân tích quân sự cho hay trong trường hợp một lực lượng thù địch tấn công quân đội Mỹ trong quá trình sứ mệnh bảo vệ tài sản diễn ra, SDF sẽ giáng đòn đáp trả thế lực đó.
Chuyên gia Corey Wallace, trợ lý giáo sư tại Đại học Kanagawa (Nhật Bản) và chuyên gia Narushige Michishita, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, nhất trí rằng tuyên bố trên của SDF cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng trong quan hệ an ninh Mỹ-Nhật.
Đây cũng là thông điệp mà hai quốc gia đồng minh muốn gửi đến các thế lực đối thủ tiềm tàng.
“Vấn đề ở đây là hai nước đang sát cánh nhau về khía cạnh hợp tác quân sự, và họ sẽ duy trì sự phối hợp chặt chẽ như thế vào thời chiến hoặc trong trong tình trạng môi trường an ninh nghiêm trọng. Năng lực trên chắc chắn tăng cường khả năng phòng thủ trước các hành vi hung hăng chống Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí Đài Loan”, ông Michishita nhận định.
“Tình hình hiện tại nguy hiểm hơn so với cách đây 6 năm”, theo ông Wallace.
Bình luận (0)