Căng thẳng Nhật - Trung
Hôm qua 5.4, tờ The Mainichi dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay nước này đang xem xét triển khai máy bay chiến đấu thế hệ 5 tàng hình F-35 đến một căn cứ của lực lượng phòng vệ trên không Nhật ở tỉnh Miyazaki.
Nhật, Đức sắp tổ chức cuộc đối thoại 2+2 đầu tiênTờ Yomiuri Shimbun hôm qua dẫn các nguồn thạo tin cho hay Nhật Bản và Đức có kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại 2+2 đầu tiên giữa hai nước, sớm nhất có thể vào ngày 16.4 và dưới dạng trực tuyến.
Tham dự cuộc đối thoại này sẽ có Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi và hai người đồng cấp Đức Heiko Maas và Annegret Kramp-Karrenbauer. Dự kiến, các bộ trưởng sẽ thảo luận việc cùng nhau hiện thực hóa tầm nhìn về “một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông. Hai bên cũng có thể thảo luận vấn đề về tên lửa, hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, tình hình Myanmar và những vấn đề khu vực khác. Tháng trước, Nhật và Đức đã ký một thỏa thuận cho phép hai nước trao đổi thông tin mật liên quan an ninh.
Văn Khoa
|
Cùng ngày 5.4, tờ Nikkei Asia đưa tin Tokyo đã điều động khu trục hạm JS Suzutsuki, máy bay trinh sát biển P-1 và máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-3C nhằm theo dõi, giám sát chặt chẽ nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang đi qua eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako của Nhật. Nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh và 5 tàu chiến đi kèm để hộ tống được cho là tiến qua vùng biển gần Nhật Bản từ ngày 3.4 để tiến về Thái Bình Dương.
|
Kịch bản đáng lo
Thời gian qua, tình hình hai bên liên tục căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi Nhật nhiều lần tố cáo Bắc Kinh điều động các tàu, đặc biệt là tàu của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, gây rối ở quần đảo này. Cuối tuần trước, tờ Nikkei Asia dẫn lời một chuyên gia trong buổi họp cùng các nhà lập pháp của Nhật Bản đã tiết lộ về việc phát hiện Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng nhiều thực thể xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Từ đó, Bắc Kinh sẽ phát triển hạ tầng xung quanh quần đảo này đủ sức chứa khoảng 20.000 cư dân.
Viễn cảnh này có thể xem là một “ác mộng” cho Tokyo, bởi nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng dân sự để tiếp cận quần đảo trên theo chiến thuật “vùng xám”, thì lực lượng phòng vệ Nhật khó can thiệp do một số hạn chế trong luật pháp nước này.
Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông ?Thông qua tài khoản Twitter, Tổ chức Theo dõi tình hình Biển Đông SCSPI thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 4.4 thông tin rằng dữ liệu từ hệ thống nhận dạng tự động (AIS) cho thấy tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông sáng cùng ngày. Tháp tùng tàu USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông còn có tuần dương hạm USS Bunker Hill và khu trục hạm USS Russell. Trước đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tham gia cuộc tập trận chung với hải quân và không quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương từ ngày 28 - 29.3, theo thông báo của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ.
Minh Trung
|
“Giống như Biển Đông, Trung Quốc muốn loại trừ tàu và máy bay quân sự nước ngoài ở biển Hoa Đông. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông vào năm 2013”, TS Nagao nói thêm và cho rằng khi kết hợp với hạ tầng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì Trung Quốc có thể hình thành một mạng lưới quân sự bao trùm cả khu vực. Như thế, Nhật Bản rơi vào tình trạng bị vây hãm trên biển Hoa Đông.
Tokyo ứng phó
Vừa qua, Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Phản ứng sau đó, Nhật cũng đã viện dẫn luật cho phép lực lượng tuần duyên nước này được phép nổ súng ngăn cản các lực lượng nước khác có ý định tiếp cận, đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tuy nhiên, giới lập pháp Nhật Bản cho rằng biện pháp phản ứng vừa nêu là chưa đủ, mà cần xem xét sửa đổi một số điều luật và điều động lực lượng phòng vệ của nước này đồn trú ở các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để sẵn sàng phản ứng kịp thời trước các hành động của Trung Quốc. Một số nghị sĩ cho rằng dù Mỹ và Nhật có hiệp ước phòng thủ chung, nhưng Tokyo cũng cần thể hiện rõ quyết tâm tự thân bảo vệ chủ quyền.
Bình luận (0)