Những chuyến xe cứu trợ của người Việt tại Nepal đã khởi hành

01/05/2015 15:54 GMT+7

(TNO) Người Việt Nam mắc kẹt sau trận động đất ở Nepal vẫn đang an toàn. Những chuyến xe cứu trợ đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Nepal cũng đã xuất phát vào hôm nay 1.5, góp phần giúp người dân Nepal khắc phục hậu quả động đất.

(TNO) Người Việt Nam mắc kẹt sau trận động đất ở Nepal vẫn đang an toàn. Những chuyến xe cứu trợ đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Nepal đã xuất phát vào hôm nay 1.5, góp phần giúp người dân Nepal khắc phục hậu quả động đất.

Hình ảnh chuyến xe chở hàng cứu trợ - Ảnh do chị Kim Cương cung cấp
Theo thông tin từ chị Võ Thị Kim Cương, chủ quán phở Pho 99 cứu trợ người dân Việt Nam mắc kẹt tại Nepal, mọi thứ vẫn đang yên ổn tính đến ngày 1.5.
Các cuộc vận động kêu gọi cứu trợ đã có kết quả tốt. Một trong những chuyến xe đầu tiên mang theo sản phẩm từ nhóm Himalayas Hanoi với sự giúp đỡ của Pho 99 đã xuất phát đến Chautara và Shindabachok.
Nhóm 5 người Việt Nam còn gặp khó khăn tại núi Namche trước đó, có thể "sẽ về đến Kathmandu trong hôm nay", theo chị Kim Cương.
Tính đến 1.5, đã có hơn 6.200 người thiệt mạng và 13.932 người bị thương từ trận động đất 7,5 độ richter, BBC dẫn thông tin từ Hội Chữ thập đỏ Quốc tế. Theo ghi nhận mới nhất, các thị trấn gần tâm chấn trận động đất đã bị "tàn phá gần như hoàn toàn". Cộng đồng quốc tế làm nhiệm vụ cứu trợ tại khu vực thủ đô Kathmandu đang gặp khó khăn vì tuyết lở và thời tiết xấu.
Hiện tại các nhóm cứu trợ tập trung giải quyết tình hình tại các di tích lịch sử ở các thị trấn cổ xưa như Patan và Bhaktapur, theo BBC.
Các khu di tích được xem là tâm điểm của các cuộc giải cứu vì các tòa nhà cũ bị sập, nhiều người còn kẹt trong đó. Trao đổi với Thanh Niên Online, anh Sulav Manandhar từ Nepal cho biết "khoảng 90% các di tích lịch sử ở Nepal" đã bị tàn phá.
"Các khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là Sindhupalchok, rồi đến Kathmandu. Tôi đoán 90% các di tích quan trọng đã bị tàn phá thành những mảnh vụn", anh Sulav cho biết.
Hình ảnh đền Syamabhu bị hư hại sau động đất - Ảnh: Sulav Manandha (từ Nepal)
Sindhupalchok nằm ở phía đông bắc Kathmandu. Theo Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế, khoảng 40.000 ngôi làng ở Sindhupalchok đã bị tàn phá.
Theo ghi nhận của BBC, việc các cuộc cứu trợ khó khăn, dẫn đến chậm trễ cũng khiến nhiều người bắt đầu có thái độ không tốt với chính phủ. Họ yêu cầu phải khẩn trương hơn, và đã xuất hiện một số cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động.
Các báo cáo từ Liên Hiệp Quốc cho thấy Nepal chắc chắn phải đối mặt rất nhiều khó khăn kể cả khi đã giải quyết hậu quả trước mắt từ trận động đất này.
Một phần ba trong số 27 triệu dân Nepal làm nông nghiệp. Trận động đất cũng đã khiến mọi người ít nhất đợi đến cuối 2016 mới thu hoạch được lúa và cây lương thực nói chung, theo Liên Hiệp Quốc.
 

Công tác cứu trợ tại Nepal vẫn đang diễn ra - Ảnh: AFP
Chiều 30.4, nhó m 8 người đã an toàn theo nguồn tin từ chị Kim Cương gồm có:
1- Quách Thị Linh
2- Hà Trung Hiếu
3- Phạm Thị Duyên Mới
4- Nguyễn Thị Bích Ly
5- Đoàn Quốc Hưng
6- Trần Hồng Ngọc 
7- Hoài Anh
8- Đoàn Quỳnh Mai
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.