Thiên hà có tên chính thức là BRI 1335-0417, được phát hiện nhờ vào kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ ALMA ở Chile.
Dựa trên phát hiện mới, thiên hà xoắn ốc này nhiều khả năng hình thành sau sự kiện Big Bang khoảng 1,4 tỉ năm, tức sớm hơn 1 tỉ năm so với các phát hiện trước đó, theo tiến sĩ Kai Noeske đang công tác cho Cơ quan không gian châu Âu (ESA).
Tác giả báo cáo Takafumi Tsukui, sinh viên cao học của Đại học SOKENDAI (Nhật Bản), cho hay việc tìm thấy một thiên hà có cấu trúc xoắn ốc ở giai đoạn đầu của vũ trụ đã mang đến manh mối quan trọng nhằm hóa giải những câu hỏi cơ bản về thiên văn học: “Khi nào và bằng cách nào các thiên hà xoắn ốc hình thành?”.
Các thiên hà xoắn ốc là dạng trưởng thành hơn của các thiên hà trong vũ trụ. Bản thân Dải Ngân hà cũng là một thiên hà thuộc nhóm này. Theo tiến sĩ Noeske, các ngôi sao và hành tinh không thể hình thành ở nơi nào khác ngoài thiên hà xoắn ốc.
“Không có các thiên hà, nhân loại sẽ chẳng xuất hiện. Đó là một phần của câu chuyện về con người chúng ta”, ông kết luận.
Năm 2019, ALMA cũng đã phát hiện một thiên hà xoắn ốc già nhất, hình thành sau sự kiện Big Bang khoảng 2,5 tỉ năm.
Bình luận (0)