Quyết sách nhằm nhiều đích

19/08/2020 11:26 GMT+7

Trong khuôn khổ công du một số nước châu Âu vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ký với Ba Lan thỏa thuận về việc xây dựng một sở chỉ huy quân đội và triển khai thêm 1.000 binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan.

Warsaw coi chuyện này là bằng chứng về tầm vóc và chất lượng mới của mối quan hệ giữa Ba Lan - Mỹ. Sau khi Anh ra khỏi EU, Ba Lan đang tiếp tục trên con đường trở thành thành viên EU, đồng thời có quan hệ thân thiện và gắn bó đặc biệt với Mỹ như Anh khi trước, và nổi bật hơn hẳn tất cả những thành viên khác của EU.
Nếu tới đây, chủ nhân Nhà Trắng không thay đổi, tức là nếu Tổng thống Donald Trump tại vị thêm 1 nhiệm kỳ, Ba Lan kỳ vọng thay thế Anh trên cương vị là thành viên EU và NATO, đồng thời có quan hệ đặc biệt với Mỹ. Tuy nhiên thực chất, trong quan hệ này, Mỹ có thể theo đuổi 4 mục đích.
Việc rút bớt binh lính khỏi Đức tạo cớ cho Mỹ bố trí chiến lược lại ở châu Âu và triển khai thêm binh lính cũng như hậu cần quân sự của Mỹ đến sát hơn biên giới của Nga. Tuy sẽ không có chuyện quân đội Mỹ và Nga giao tranh, việc Mỹ tăng cường triển khai thêm binh lính và thiết bị quân sự như thế tới sát biên giới Nga cũng vẫn giúp Mỹ có thêm con chủ bài trong xử lý quan hệ song phương với Nga.

Mỹ muốn rút gần 10.000 quân đóng tại Đức giữa "thời điểm xấu nhất" của NATO

Với bước đi này, Mỹ tranh thủ lôi kéo Ba Lan, nhưng thực chất ràng buộc Warsaw vào quỹ đạo quan hệ của Washington. Mỹ từ đây có thể dùng Ba Lan để gia tăng áp lực đối với các thành viên khác của EU và phân rẽ nội bộ NATO. Cuối cùng, đây là kiểu trừng phạt Đức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.