Hội nghị không quyết định thành lập quân đội chung, nhưng nhất trí chủ trương thành lập và sử dụng lực lượng phản ứng nhanh cả ở bên ngoài phạm vi EU. Như vậy, liên minh đã có bước chuyển rất quyết định trong tư duy chiến lược về an ninh, quân sự và quốc phòng.
Kết quả nói trên bị chi phối bởi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nói đúng hơn là bởi những phát biểu của ông về EU và NATO, về Nga và Ukraine, về Iran và Syria.
Nếu tổng thống đắc cử của Mỹ thực hiện những gì đã tuyên cáo thì sẽ tai hại cho EU và NATO, nhất là về an ninh. Chính vì thế, EU phải tự lo liệu cho chính mình, phải chuẩn bị sẵn sàng ứng phó tình huống xấu nhất, phải lo phòng hỏa vì không thể loại trừ nguy cơ “cháy nhà”.
Ông Trump không những coi nhẹ EU về phương diện đối tác kinh tế mà còn có ý giảm cam kết của Mỹ trong NATO theo hướng không còn sẵn sàng bảo hộ an ninh cho các thành viên khác và chịu gánh nặng tài chính lớn nhất trong khối. Ông bộc lộ muốn cải thiện quan hệ với Nga và không đứng về phía EU và NATO trong vấn đề Ukraine, Syria lẫn Iran.
Tất cả những điều này đều làm tăng mức độ đe dọa an ninh đối với EU trong khi khối này không còn dựa vào Mỹ và NATO được như trước nữa. Cho nên EU giờ phải tìm cách nhảy trước khi bị nước tràn đến ngập lút không còn có thể nhảy được nữa.
tin liên quan
Tổng thư ký NATO cảnh báo Mỹ và EU không nên chia rẽ'Tự chọn cho mình lối đi riêng không phải lựa chọn tốt vào lúc này đối với cả EU và Mỹ', Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo trong một bài viết trên tờ The Guardian.
Bình luận (0)