‘Sát thủ’ diệt khủng long đến từ góc ngách tối tăm của hệ mặt trời

17/08/2021 14:12 GMT+7

Cách đây 66 triệu năm, một tiểu hành tinh lao đến Trái đất và rơi xuống khu vực ngoài khơi bán đảo Yucatán, mang đến hủy diệt và chấm dứt sự thống trị kéo dài 150 triệu năm của loài khủng long.

Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng đã tìm được “hang ổ” của tiểu hành tinh đó, theo Space.com hôm 16.8.
Tiểu hành tinh hủy diệt có đường kính gần 10 km. Kích thước của nó gây nhiều tranh cãi liên quan đến nguồn gốc, vì 10 km được cho quá lớn đối với một tiểu hành tinh nhưng khá nhỏ trong trường hợp sao chổi.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Icarus, để chấm dứt sự thống trị của các loài khủng long, tiểu hành tinh này phải thuộc nhóm các tiểu hành nguyên thủy, tối tăm và khổng lồ (GDP).
Đồng tác giả, tiến sĩ William Bottke của Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI, bang Texas của Mỹ), cho hay dựa trên mô hình máy tính, nhóm của ông cho rằng tiểu hành tinh phải đến từ nửa vòng ngoài của vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đây là khu vực chứa chấp nhiều tiểu hành tinh còn sót lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời nhiều tỉ năm trước.
Mô hình cho thấy khu vực trên có thể phóng thích các GDP về hướng Trái đất với tần suất cao gấp 10 lần so với suy nghĩ trước đây. Theo tính toán, cứ mỗi 250 triệu năm, Trái đất có thể hứng chịu một vụ tấn công đến từ các tiểu hành tinh thuộc nhóm này.

Đếm toàn bộ số khủng long bạo chúa từng sống trên trái đất bằng cách nào?

Theo tiến sĩ David Nesvorný, một đồng tác giả của báo cáo, phát hiện mới cho phép các nhà thiên văn học hiểu thêm về nhóm những tiểu hành tinh có kích thước đáng nể, từ đó hỗ trợ nỗ lực dự báo nguy cơ tấn công của các tiểu hành tinh trong tương lai và ngăn chặn thảm họa như thời khủng long tái diễn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.