Sự chuyển dịch của một chiến lược then chốt

05/05/2019 12:30 GMT+7

Vài năm qua, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) là điểm nhấn trong chính sách của Mỹ đối với khu vực, như một sự ứng phó trước nhiều diễn biến đáng quan ngại từ Trung Quốc.

Nhưng trước giờ, FOIP chủ yếu dựa trên tính chất địa chiến lược với ít sự tham gia của các bên liên quan. Tuy nhiên, điều này hiện đang thay đổi. Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và nhiều thành viên ASEAN đang tăng cường mạnh mẽ hơn về sự phối hợp để đảm bảo các ứng xử dựa trên luật lệ, kết nối phát triển kinh tế, ASEAN cũng phát huy vai trò trong khu vực.
Ngay tại Washington, nhận thức cũng thay đổi khi dần có sự đồng thuận rằng FOIP phải bao gồm cả các trụ cột kinh tế để cạnh tranh cùng các chính sách từ Bắc Kinh. Mỹ đang kỳ vọng nguồn vốn từ kinh tế tư nhân sẽ hỗ trợ cho nỗ lực này. Tuy nhiên, với thực tế chính trị Mỹ hiện nay thì lại không dễ, vì nước này cũng cần tận dụng nguồn lực để phát triển nội địa.
Chính vì thế, FOIP muốn thực sự hiệu quả thì cần đến sự chia sẻ với nguồn lực đến từ Nhật Bản và một số đối tác liên quan. Thậm chí xa hơn còn có thể đến từ New Zealand, Anh, Pháp, Canada... Nguồn lực, cam kết đóng góp sẽ quyết định hiệu quả sau cùng của chiến lược trên, điều đó cũng đòi hỏi Mỹ phải thay đổi trong cách thức phối hợp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.