Sau thời gian dài hoạt động, Trạm Không gian Quốc tế (ISS) đang bắt đầu xập xệ dần. Các nhà du hành vũ trụ thường xuyên phát hiện những vết nứt trên trạm. Tuần trước, các phi hành gia Nga vẫn tìm cách sửa chữa một lỗ rò rỉ xuất hiện từ năm 2019.
“Nga cam kết tham gia chương trình ISS đến năm 2025…Sau mốc thời gian này, chúng tôi dự đoán sẽ xảy ra một loạt các hư hỏng trên ISS”, theo chuyên gia Vladimir Solovyov của nhà thầu không gian RSC Energia.
Những vấn đề liên tiếp xảy ra với ISS đã buộc Moscow phải xúc tiến việc xây trạm không gian thay thế, theo Hãng tin RT hôm 15.4.
Được đặt tên là ROSS, trạm quỹ đạo của Nga sẽ bao gồm từ 3 đến 7 module và có thể chứa tối đa 4 phi hành gia. Dù mới được Tổng thống Putin thông qua hôm 12.4, và ngày kỷ niệm 60 năm chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của nhà du hành Liên Xô Yuri Gagarin, dự án đã khởi động một thời gian.
Nga có bề dày lịch sử chế tạo các vệ tinh, với Sputnik 1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên từng đi vào quỹ đạo thấp của Trái đất năm 1957. Đến năm 1986, Liên Xô phóng trạm không gian Mir chế tạo nội địa. Vào thời điểm đó, Mir cũng là vệ tinh nhân tạo lớn nhất trên quỹ đạo địa cầu.
Tháng 5.2020, Cơ quan hàng không vũ trụ Liên bang Nga (Roscomos) tiết lộ ROSS có thể sẵn sàng lên quỹ đạo sau năm 2024.
Bình luận (0)