Tranh cãi việc cảnh sát Mỹ dùng robot diệt nghi phạm ở Dallas

09/07/2016 18:40 GMT+7

Cảnh sát Mỹ ngày 7.7 đã dùng robot để tiêu diệt tay súng trong vụ tấn công ở thành phố Dallas. Việc này làm dấy lên cuộc tranh luận đạo đức về cách lực lượng hành pháp sử dụng công nghệ chống tội phạm.

Cảnh sát cũng như quân đội Mỹ từng dùng robot cho nhiều nhiệm vụ, chủ yếu là phát hiện và phá bom mìn, trong các vụ hoả hoạn. Các chuyên gia quân sự thì nhận định các robot ở mặt đất, khác với UAV, hiếm khi được dùng để diệt kẻ thù vì đặc điểm vụng về, chỉ phù hợp với mục đích do thám, theo ABC News ngày 8.7.
Những loại robot được cảnh sát Mỹ sử dụng thường có kích thước khoảng bằng khúc xương hoặc có loại lớn bằng một thùng hàng. Một số loại có cánh tay nhỏ gắn trên chiếc xe nhỏ, có camera, loại linh hoạt nhất có thể leo cầu thang.
Ông William Flanagan, một cựu phó cảnh sát trưởng tại thành phố New York nhận định cảnh sát Dallas có thể đã dùng robot với một loại chất nổ năng lượng thấp để tiêu diệt nghi phạm.
Chuyên gia về robot Peter Singer, người từng viết cuốn sách về việc sử dụng các loại robot ở những vùng xung đột, cho rằng đây là lần đầu tiên cảnh sát sử dụng robot để tiêu diệt nghi phạm. Ông cũng cho biết lính Mỹ thỉnh thoảng cũng sử dụng robot do thám để diệt phiến quân tại Iraq.
Ông William Cohen, một cựu nhân viên của hãng Exponent đã thiết kế ra robot MARCbot được quân đội Mỹ sử dụng, nhấn mạnh robot được chế tạo để cứu người chứ không phải chấm dứt cuộc sống của ai đó. Ông tỏ ra lo lắng về những điều có thể xảy ra nếu robot được sử dụng vào mục đích này, dù trong vụ tấn công ở Dallas, nó đã giúp tiêu diệt nghi phạm và không gây nguy hại cho cảnh sát.
Việc sử dụng robot đặt ra câu hỏi về việc khi nào thì lực lượng chức năng được điều robot để tiêu diệt nghi phạm nguy hiểm thay vì tiếp tục thương thuyết đề nghị đầu hàng. “Nó mở ra một loạt vấn đề mới về việc làm thế nào để giải quyết những tình huống như vậy. Làm sao cảnh sát vạch ra được lằn ranh giữa việc tiếp tục thương thuyết và sử dụng robot?”, ông Cohen nghi ngại.
Robot mặt đất hiếm khi được dùng để tiêu diệt kẻ thù AFP
Nghi phạm Micah Xavier Johnson (25 tuổi) là tay súng bắn chết 5 cảnh sát trong cuộc biểu tình ôn hoà ngày 7.7 tại Dallas phản đối cảnh sát bắn chết 2 người da màu trước đó.
Cảnh sát trưởng thành phố Dallas, ông David Brown lập luận bảo vệ cho lực lượng cảnh sát rằng nếu sử dụng các lựa chọn khác có thể đặt ra nguy hiểm lớn hơn cho các cảnh sát.
Trong khi đó, thị trưởng Dallas, ông Mike Rawlings khen ngợi ông Brown vì đã ra quyết định đúng đắn; ông Rawlings đồng thời khẳng định không day dứt trong việc sử dụng phương án tương tự trong tương lai. “Điểm mấu chốt là giữ an toàn cho các cảnh sát của chúng ta”, ông Rawlings nói.
Johnson bị tiêu diệt sau khi nói với các nhà đàm phán rằng y giận dữ về những vụ nổ súng gần đây của cảnh sát nhắm vào người da màu. Johnson nói muốn giết người da trắng và đặc biệt là cảnh sát.

tin liên quan

Cảnh sát Mỹ bị bắn tỉa phục kích
Một vụ giết chóc đẫm máu nhằm vào cảnh sát xảy ra tại TP.Dallas, bang Texas của Mỹ vào sáng qua 8.7 (giờ VN) khiến 5 nhân viên công lực thiệt mạng.
Cảnh sát đã dành nhiều giờ để thuyết phục trước khi quyết định sử dụng robot để kích nổ thuốc nổ, tiêu diệt nghi phạm. Thị trưởng Rawlings nói rằng Johnson được trao đủ lựa chọn, hoặc là bước ra ngoài và không bị làm hại, hoặc ở lại trong toà nhà. Nghi phạm này cuối cùng chọn vế thứ 2.
Hiện chưa rõ vì sao cảnh sát lại sử dụng chất nổ thay vì các phương án khác để khuất phục được Johnson, theo Reuters. Việc cảnh sát điều khiển robot mang bom có được huấn luyện trước hay tự ứng biến tại hiện trường cũng chưa được công bố.

Chuyên gia phân tích chính sách cấp cao Jay Stanley thuộc tổ chức Hiệp hội tự do dân sự Mỹ cho rằng những robot mặt đất có thể mang lại một sức mạnh chết người trong khi cách vận hành an toàn và dễ dàng, chúng có thể làm gia tăng nguy hiểm vì sẽ bị lạm dụng, theo Reuters.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.