Giới chuyên gia và truyền thông sẽ tập trung vào bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.
“Những chính sách của Thái Lan phần nào phản ánh được tình hình trong khu vực”, Reuters dẫn lời ông Tim Huxley, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, trụ sở ở Anh), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La.
“Các nước trong khu vực vừa muốn duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, vừa muốn thắt chặt quan hệ với phương Tây và họ có lý do để cẩn trọng trước những hành động của Trung Quốc trong khu vực”, ông Huxley nói.
|
Trở lại vụ kiện của Philippines, các chuyên gia nhận định Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết thiên về phía Philippines, theo đó tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc - bao phủ 80% Biển Đông - là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Ông Greg Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), cảnh báo việc Trung Quốc đang cố gây áp lực với các nước để họ không công khai chống lại Bắc Kinh tại Đối thoại Shangri-La, tránh những chỉ trích từ phương Tây.
tin liên quan
'Kịch bản' Biển Đông sau phán quyết vụ Philippines kiện Trung QuốcTòa án quốc tế sẽ ra phán quyết chống lại Trung Quốc trong vụ Philippines kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả Biển Đông, theo nhận định của các chuyên gia.
Ngoài vấn đề Biển Đông, các lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên; những tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á, an ninh mạng sau những vụ tấn công mạng nhắm vào nhiều ngân hàng từ Bangladesh cho đến Ecuador.
Bình luận (0)