Vì sao tàu chiến Mỹ không bắn chiến đấu cơ Nga ‘phá bĩnh’?

14/04/2016 11:36 GMT+7

“Chúng tôi không có chiến tranh với Nga… Anh không thể giết người chỉ vì họ quấy rầy anh”, cựu hạm trưởng Hải quân Mỹ Rick Hoffman nhận định, cho rằng việc máy bay Nga xẹt qua tàu Mỹ là “chiêu” khoe khoang của Tổng thống Nga Putin.

“Chúng tôi không có chiến tranh với Nga… Anh không thể giết người chỉ vì họ quấy rầy anh”, cựu hạm trưởng Hải quân Mỹ Rick Hoffman nhận định, cho rằng việc máy bay Nga xẹt qua tàu Mỹ là “chiêu” khoe khoang của Tổng thống Nga Putin.

Chiến đấu cơ Nga Su-24 "xẹt" qua tàu Mỹ Donald Cook trên biển Baltic ngày 12.4.2016 - Ảnh: Hải quân MỹChiến đấu cơ Nga Su-24 "xẹt" qua tàu Mỹ Donald Cook trên biển Baltic ngày 12.4.2016 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Vụ chiến đấu cơ Sukhoi Su-24 và trực thăng Ka-27 Helix của Nga bay xẹt ngang qua tàu khu trục của Hải quân Mỹ, chiếc Donald Cook trên Biển Baltic (ở Bắc Âu) đang làm sôi sục các diễn đàn mạng. Nhưng theo đánh giá của Hoffman, người từng chỉ huy tàu hộ tống DeWert và tàu tuần dương Hue City thì hành động của máy bay Nga hẳn là khiêu khích nhưng không được liệt vào hàng đe dọa, nên Hải quân Mỹ sẽ không tìm cách bắn rơi nó.
Báo Navy Times hôm 13.4 dẫn lời cựu hạm trưởng Hoffman giải thích có thể có trường hợp một máy bay “lạ” nào đó được đánh giá là mối đe dọa, nhưng với vụ việc vừa xảy ra thì hoàn toàn khác, lính Mỹ có thể nhận diện rõ rằng đó là loại máy bay nào, của ai và cũng có thể thấy rõ là nó không mang theo vũ khí.
“Chỉ trong phim Top Gun (tựa tiếng Việt: Phi công siêu đẳng – PV) mới có chuyện chiến tranh đột ngột nổ ra giữa 2 máy bay chẳng hề dính líu gì tới hoạt động nào trên đất liền”, ông Hoffman nói.
Cũng có thể chuyện sẽ khác đi nếu đó không phải là máy bay Nga và không phải là Biển Baltic. Hoffman nhận định: “Chúng tôi có thể sẽ không chấp nhận hành động tương tự từ một máy bay Iran ở Vùng Vịnh, ngay cả trong trường hợp chúng tôi nhìn rõ máy bay đó”.
Có lúc chiếc Sukhoi Su-24 chỉ cách tàu Mỹ Donald Cook tầm 9 mét, ngày 12.4.2016 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Hoặc nếu có một chiếc máy bay dân sự nào đó xẹt qua xẹt lại ngay trên đầu, một chỉ huy tàu Mỹ sẽ phải nghĩ đến trường hợp phi công đang muốn tự tử. Chứ khả năng sẽ cực kỳ thấp với một phi công Nga lái máy bay chiến đấu bay tới một tàu chiến Mỹ để bắn vài phát rồi cố quay về nhà trên không phận mà nhiều thành viên NATO đang sử dụng
Ông Hoffman cho rằng trong vụ này, hành động “tấn công mô phỏng” của Nga ngày 11 12.4 qua có thể đã vi phạm một hiệp ước ký kết năm 1973 giữa Mỹ và Liên Xô. Ngoài ra, tất cả chỉ là “chiêu” đánh bóng hình ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo như nhận định của cựu hạm trưởng Hoffman. Ông cho rằng chuyện xảy ra ở Nga cũng chẳng khác gì ở Triều Tiên, rằng Tổng thống Putin chỉ đang muốn khoe khoang với người dân rằng máy bay Nga có thể “trêu ngươi” tàu chiến Mỹ mà Mỹ thì chẳng dám làm gì.
Xem Su-24 của Nga bay áp sát tàu chiến Mỹ hai ngày 11 - 12.4.2016 (Nguồn: Hải quân Mỹ):
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.