U.22 Việt Nam: Tập huấn, tìm “quân xanh” xịn trước VCK U.23 châu Á

Quốc Việt
Quốc Việt
19/10/2019 18:02 GMT+7

Khi tuyển Việt Nam bắt đầu “vào phom”, VFF đang tăng tốc để hoàn thiện khâu chuẩn bị tốt nhất cho U.22 Việt Nam không chỉ tại SEA Game s mà quan trọng là vòng chung kết U.23 châu Á tại Thái Lan tháng 1.2020.

Theo kết quả bốc thăm, vào năm sau U.23 Việt Nam (lúc này là U.22 Việt Nam) sẽ nằm chung bảng D với UAE, Jordan và CHDCND Triều Tiên ở vòng chung kết U.23 châu Á. Đây được coi là kết quả không tồi bởi các đối thủ đều không xa lạ.
Thực tế, các đội bóng Việt Nam các năm qua không ngán lối chơi thiên về thể lực và bóng dài của các cầu thủ Tây Á. Thậm chí, chúng ta có kết quả đối đầu rất ấn tượng ở cả cấp U.19, U.23 lẫn đội tuyển quốc gia.

Hot boy Danh Trung ghi 5 bàn/3 trận vẫn chưa hài lòng về bản thân

Ở một góc độ khác, CHDCND Triều Tiên trong nhiều năm luôn là đối thủ trên tầm khó chịu. Tuy nhiên, có vẻ như vài năm gần đây công tác đào tạo bóng đá nam của nước này bị khựng lại. 

Tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng đi bóng truốc hậu vệ U.22 UAE ở trận hòa 1-1 trên sân Thống Nhất ngày 13.10

Hà Phương

Điều này có thể nhìn thấy ở các giải trẻ và thậm chí là thành tích của đội tuyển quốc gia nền bóng đá “bí ẩn nhất thế giới” này cũng không thành công, nhất là trong các trận gặp các đội bóng Việt Nam gần đây.
Trước Asian Cup 2019, tuyển Việt Nam đang nhả phong độ sau khi vừa vô địch AFF Cup 2018 đã hòa CHDCND Triều Tiên 1-1 tại Hàng Đẫy. Trước thềm AFF Cup 2016, chúng ta thậm chí vùi dập đối thủ này 5-2 trong trận giao hữu tại Thống Nhất.

Hòa UAE trên sân nhà, BHL U.22 Việt Nam có hài lòng?

Cũng trong năm 2016, U.19 Việt Nam đã thắng U.19 Triều Tiên 2-1 ở vòng chung kết U.19 châu Á, tạo đà đi thẳng đến bán kết và đoạt vé dự U.20 World Cup 2017 lịch sử.

Tiền đạo Hà Đức Chinh lấy lại phong độ với bàn thắng vào lưới U.22 UAE ở trận hòa 1-1 ngày 13.10

Hà Phương

Ở vòng loại U.23 châu Á 2020, CHDCND Triều Tiên nằm chung bảng với Singapore, Hồng Kông và Mông Cổ. Suýt nữa họ đã không thể cầm vé đến Thái khi bị Singapore cầm hòa 1-1.
Một lợi thế tâm lý khác là Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo luôn rất “son” với bảng D. Chúng ta đều rơi vào bảng D ở giải U.23 châu Á 2018, ASIAD 2018 và gần nhất là Asian Cup 2019 ở UAE.

Lê Xuân Tú: Thủ lĩnh hàng công của U.21 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh

Dù gặp các đối thủ rất mạnh, nhưng các đội Việt Nam đều đem đến những kết quả thần kỳ và liên tục đi sâu tối thiểu vào đến tứ kết (Asian Cup 2019), không cũng là bán kết (ASIAD 2018) thậm chí là chung kết như ở giải U.23 châu Á 2 năm trước.
Ngay từ lúc này, VFF đã lên kế hoạch để sớm chốt chiến lược chuẩn bị tốt nhất cho thầy trò HLV Park Hang-seo ở giải U.23 châu Á. Dự kiến, ngay sau khi kết thúc SEA Games 2019, U.22 Việt Nam sẽ được tập huấn tại Hàn Quốc.
Không chỉ tập chay, VFF đang rà soát các quân xanh hợp lý cho 2 trận giao hữu ngày 27.12 và 3.1. Đối tượng được nhắm đến là các đội bóng có lối chơi tương đồng với các đối thủ của U.22 Việt Nam trong bảng D gồm UAE, Jordan và CHDCND Triều Tiên.
Khả năng cao "quân xanh" của U.22 Việt Nam sẽ là những đội Tây Á cũng dự vòng chung kết U.23 châu Á như Bahrain, Iraq (gặp Thái Lan), Qatar, Iran (gặp Trung Quốc).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.