Không chỉ Covid-19, Olympic ở Nhật Bản còn đối mặt với động đất và sóng thần

Tây Nguyên
Tây Nguyên
12/07/2021 16:07 GMT+7

Đại dịch Covid-19 có thể gây rủi ro hàng đầu tại Olympic Tokyo (khai mạc ngày 23.7), nhưng các nhà tổ chức ở Nhật Bản còn đối mặt với những mối đe dọa không thể đoán trước được từ thiên tai.

Nhật Bản thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất và bão, nên các chuyên gia cảnh báo rằng việc chuẩn bị thảm họa cho một sự kiện lớn như Olympic cũng phải được cảnh giác cao như đại dịch Covid-19.
"Đối với các nhà tổ chức, các biện pháp lây nhiễm là một thách thức cấp bách. Nhưng rủi ro của một trận động đất lớn không được quên khi Nhật Bản đăng cai Olympic", Hirotada Hirose, chuyên gia nghiên cứu rủi ro thiên tai, nói với AFP.

Chủ nhà Nhật Bản đã lên nhiều phương án chuẩn bị cho Olympic

AFP

Nhật Bản nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương và cũng là đất nước có nhiều núi lửa đang hoạt động và thường xuyên bị bão tấn công vào khoảng thời gian từ khoảng tháng 5 đến tháng 10, đỉnh điểm là vào tháng 8 và tháng 9. Khi Nhật Bản đăng cai tổ chức World Cup bóng bầu dục vào năm 2019, 3 trận đấu đã bị hủy bỏ vì cơn bão Hagibis, khiến hơn 100 người thiệt mạng và gây ra lũ lụt trên diện rộng.
Tokyo và các khu vực lân cận luôn nằm trong địa điểm có nguy cơ mà các chuyên gia và quan chức thường xuyên cảnh báo người dân rằng thiên tai có thể tấn công bất cứ lúc nào. Trước khi Olympic Tokyo bị hoãn năm ngoái, các cuộc tập trận quy mô lớn đã được tổ chức để ứng phó với một trận động đất lớn tấn công Vịnh Tokyo. "Đã có một trận động đất. Hãy bình tĩnh và bảo vệ chính mình. Hành động với tâm thế hoảng loạn có thể dẫn đến nguy hiểm", một thông điệp bằng tiếng Nhật và tiếng Anh tại một địa điểm.
BTC Tokyo 2020 cho biết họ có kế hoạch dự phòng cho các thảm họa thiên nhiên khác nhau, "ưu tiên sự an toàn của khán giả và những người có liên quan", mặc dù từ chối cung cấp thêm chi tiết. Toshiyasu Nagao, chuyên gia nghiên cứu dự báo động đất thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Đại dương thuộc Đại học Tokai, cho biết rủi ro là có thật. "Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một trận động đất lớn xảy ra ngay bên dưới thủ đô vào ngày mai. Và không chỉ ở Tokyo, nguy cơ xảy ra động đất ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản", ông Nagao nói với AFP.

Một số người được trải nghiệm và hướng dẫn cách ứng phó với động đất ở Nhật Bản

AFP

7 trận động đất có cường độ từ 6 độ Richter trở lên đã tấn công Nhật Bản trong năm nay, trong đó 1trận động đất mạnh 7,3 độ Richter vào tháng 2 và 1 trận động đất vào tháng 3 dẫn đến khuyến cáo có thể gây ra sóng thần.
Nhật Bản cũng bị ám ảnh bởi trận động đất năm 2011 gây ra sóng thần giết chết hơn 18.500 người và gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima. Chính quyền Tokyo cho biết các địa điểm tổ chức Olympic thường xuyên của thành phố có công nghệ mới nhất đối phó trong trường hợp thiên tai. Chẳng hạn như nhà thi đấu bóng chuyền Ariake trị giá 340 triệu USD có đệm cao su khổng lồ để giữ an toàn ngay cả khi rung lắc dữ dội và được chứng nhận để sử dụng làm nơi trú ẩn. Các địa điểm ven sông, trong đó có Làng Olympic, được xây dựng trên bờ kè hoặc được bảo vệ bởi các bức tường có thể chịu được sóng thần cao gần 2 mét - độ cao tối đa được dự đoán bên trong Vịnh Tokyo, nhà chức trách thành phố cho biết.

Olympic ở Nhật Bản đã đối mặt với nhiều khó khăn

r

Đại dịch Covid-19 đã làm cho việc ứng phó với thảm họa tiềm ẩn ít phức tạp hơn vì hầu như tất cả người hâm mộ sẽ bị cấm tham gia Olympic Tokyo, nên viễn cảnh khán giả phải sơ tán không thể xảy ra. Tuy nhiên, khoảng 70.000 VĐV, giới truyền thông và quan chức vẫn sẽ ở Tokyo để tham dự Olympic và Paralympic, và việc kiểm soát các nguy cơ lây nhiễm trong quá trình ứng phó khẩn cấp có thể khó khăn. Các nhà chức trách Nhật Bản đã cập nhật các chính sách khẩn cấp của họ, giới hạn không gian tại các nơi trú ẩn để tránh tình trạng đông đúc và tích trữ đầy đủ khẩu trang và chất khử trùng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.