(iHay) Nếu có dịp theo dõi The Voice các phiên bản tại Mỹ, Anh hay Hàn Quốc, khán giả sẽ nhận thấy rằng không nhiều thí sinh đủ sức hút để phải khiến cả 4 vị HLV quay lại và nhấn nút “Tôi chọn bạn”.
>> Hát tiếng Anh ở The Voice: lợi bất cập hại
>> Phát ngôn liên quan đến The Voice, nghệ sĩ bị chỉ trích
Nhiều lời bàn tán xung quanh chất lượng đào tạo, chọn bài hát của huấn luyện viên, và kể cả việc “so găng” của các cặp thí sinh không phải là không có lý. Nhưng xét trên điều kiện của showbiz Việt thì những lời chỉ trích cần được xem xét khách quan hơn.
Thí sinh Việt thật sự tài năng?
Theo đúng format của phiên bản gốc, một mùa thi của The Voice sẽ có ba giai đoạn chính: vòng Giấu mặt, vòng Đối đầu và vòng Biểu diễn trực tiếp (live show). Với vòng Giấu mặt, 4 vị HLV sẽ lựa chọn các thành viên cho đội mình dựa trên những tiêu chí cá nhân mà chỉ có họ mới lí giải được.
Và The Voice phiên bản Việt đã có một khởi đầu suôn sẻ với vòng Giấu mặt đầy ấn tượng. Có rất nhiều thí sinh khiến cả 4 vị HLV phải “điêu đứng” và đồng loạt nhấn nút lựa chọn. Điều này chứng tỏ các thí sinh tham gia Giọng hát Việt thật sự tài năng? Và những gương mặt này đã ở đâu khi rất nhiều cuộc thi hát lớn nhỏ khác diễn ra?
|
Sở dĩ khán giả Việt phát cuồng với tài năng của thí sinh có một phần không nhỏ từ HLV. Họ chứ không ai khác tung ra đủ màn chiêu dụ: từ tình cảm ngọt ngào đến tranh giành, hứa hẹn… để mời được thí sinh ưng ý về đội của mình. Các mỹ từ như: tuyệt vời, quá tuyệt vời, trên cả tuyệt vời, quá tài năng… cùng hàng loạt cái ôm hôn trên tận sân khấu được các HLV sử dụng triệt để khiến cho showbiz Việt cùng một lúc xuất hiện rất nhiều "tài năng".
Đành rằng họ hát hay và cháy hết mình với niềm đam mê cao độ, nhưng điều đó chưa đủ vì tài năng phải được chứng minh bằng cả một quá trình, một thời gian dài với sự công nhận của nhiều người chứ không phải qua một bài hát.
|
Có dịp theo dõi The Voice các phiên bản tại Mỹ, Anh hay Hàn Quốc, khán giả sẽ nhận thấy rằng không nhiều thí sinh đủ sức hút để phải khiến cả 4 vị HLV quay lại và nhấn nút “Tôi chọn bạn”.
Thậm chí nếu cả 4 HLV cùng quay lại, HLV chỉ đưa ra nhận xét và nói rằng: “Tôi thích bạn/ Tôi thích giọng hát của bạn/ Tôi hy vọng bạn có thể vào đội của tôi” chứ không kèm theo… những lời hứa hẹn có cánh.
Game show The Voice ở nước nào cũng trân trọng tài năng, nhưng rõ ràng tại Việt Nam, những người tham gia trò chơi này dễ thành "sao" hơn nhờ các lời khen dồn dập của HLV.
“Đối đầu” hay… hạ gục?
Có thể khẳng định một giọng hát hay chủ yếu phụ thuộc vào tình cảm mà thí sinh truyền tải trong bài chứ không phải chỉ so về độ “hét” hay độ cao của âm vực.
Xem các cặp song ca vòng Đối đầu tại Giọng hát Việt, khán giả dễ chứng kiến nhiều những phần thi đấu nảy lửa. Dường như ai cũng muốn giữ thế áp đảo, ai giữ vững bình tĩnh trước sự “tấn công” của đối thủ thì sẽ chiến thắng chứ không phải dựa vào sự tinh tế mà họ thể hiện qua tiết mục song ca đó.
|
Với The Voice phiên bản Mỹ mùa thứ 2, khán giả trên khắp thế giới đã từng rất thích thú và khâm phục khi chứng kiến màn trình diễn của Anthony Evans và Jesse Campbell với ca khúc If I Ain't Got You. Các vị HLV đã tỏ ra rất phấn khích bởi sự hòa quyện của cả hai, họ thi đấu đấy nhưng họ biết nâng nhau lên và cùng nhau tỏa sáng. Đương nhiên sẽ có một người phải ra về nhưng họ đã để lại một ấn tượng thật đẹp.
Huấn luyện viên đào tạo gì?
Đây cũng là vấn đề từng dấy lên tranh cãi nảy lửa kể cả việc “cạch mặt” nhau giữa các sao Việt sau đó.
Các sao chỉ trích không phải không có lý do bởi khi xem qua phiên bản Mỹ, phần đào tạo của họ làm quá bài bản, khiến cho người xem “nhìn là mê”. Khi đó, những lần xuất hiện sau của các thí sinh đều thể hiện sự lột xác, bứt phá thấy rõ, làm nên sức hút cho chương trình.
Với Giọng hát Việt, có vẻ như để đảm bảo đủ thời lượng và tập trung cho phần thi đấu mà phần huấn luyện được thể hiện khá sơ sài, chưa đủ để nói lên sự tiếp thu học hỏi của các thí sinh. Điều này khiến khán giả có phần khó đạt được sự thuyết phục mà họ mong đợi.
|
Bên cạnh đó, những lời bàn ra tán vào về quyết định “người đi kẻ ở” của HLV cũng khiến khán giả la ó. Bởi các HLV quá chú trọng “đường dài” và bị ảnh hưởng quá lớn từ vòng Giấu mặt cùng sự yêu thích của khán giả dành cho thí sinh ấy, nên dù có thí sinh thể hiện tốt hơn ở vòng Đối đầu vẫn “xách dép” ra về.
Điều này ở phiên bản nước ngoài có sự khác biệt rõ ràng. Dù không để lại dấu ấn quá xuất sắc ở vòng đầu nhưng sau đó thí sinh “được gọt giũa” sáng hơn thì hoàn toàn có cơ hội vào vòng trong, cho dù ngoại hình thí sinh đó chẳng cải thiện là mấy.
Đơn cử như quán quân của The Voice 2012 ở Anh là một cô gái sở hữu thân hình tròn trịa và gương mặt không mấy sức hút, vốn từng được nhận xét là vào Top 10 đã khó khăn.
Tuy nhiên, sự so sánh nào cũng khập khiễng nếu không đặt trong điều kiện thực tế. Showbiz Việt bản thân đã không giống showbiz ngoại, hơn nữa, đây lại là lần đầu tiên The Voice được đưa về Việt Nam nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
|
Thêm nữa, Giọng hát Việt cũng đã làm rất tốt việc tìm ra được những giọng ca sáng giá còn giấu mặt, vốn là tín hiệu đáng mừng cho V-pop trong thời gian tới.
Hãy tạm gác lại những hạt “sạn” vừa qua và cùng xem Giọng hát Việt sẽ dọn thêm "món" gì mới cho sắp tới.
Bạn đọc Nguyễn Minh
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
>> Hát tiếng Anh ở The Voice: lợi bất cập hại
>> Phát ngôn liên quan đến The Voice, nghệ sĩ bị chỉ trích
>> Đối đầu "The Voice": Kịch tính và hụt hẫng
>> Hà Hồ cho học trò The Voice đi du thuyền thư giãn
>> Đến lượt "The Voice" bị dìm hàng?
>> The Voice phiên bản Mỹ thêm chiêu “giật” thí sinh
>> Sẽ có phiên bản nhí của "The Voice
Bình luận (0)