Thêm bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển Đông

29/08/2012 03:40 GMT+7

Ngày 28.8, tại hội trường Báo Giác Ngộ (TP.HCM), Ban Văn hóa T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức buổi họp mặt công bố tập sách cổ Địa dư đồ khảo - một tài liệu quan trọng liên quan đến vấn đề lãnh thổ của đất nước, trong đó có chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển Đông.

Đến dự có rất đông nhân sĩ trí thức, các nhà hoạt động văn hóa có uy tín như GS Trần Văn Khê, GS Cao Huy Thuần, học giả Lê Mạnh Thát, nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Việc công bố tập Địa dư đồ khảo góp thêm tài liệu tham khảo về chủ quyền lãnh hải và lịch sử dân tộc vốn đã được quốc tế công nhận - hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa T.Ư GHPGVN phát biểu. Ban tổ chức thông báo: “Tập sách do nhà Thanh xuất bản, thời kỳ đầu triều Quang Tự (1875-1908) ở Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tại buổi công bố và bản đồ trong phần Quảng Đông khảo lược cho thấy tận cùng biên giới phía nam của Trung Quốc chỉ ngang tới đảo Hải Nam
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tại buổi công bố và bản đồ trong phần Quảng Đông
khảo lược cho thấy tận cùng biên giới phía nam của Trung Quốc
chỉ ngang tới đảo Hải Nam - Ảnh: Giao Hưởng
 

Tại Việt Nam, cụ Trần Đình Bá (1867-1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình, triều Khải Định (1916-1925) đã sai sao chép và lưu giữ trong tủ sách Phước Trang ở tư thất (hiện mang số 114 Mai Thúc Loan, TP.Huế). Truyền đến đời thứ 4 là nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thừa kế, khi chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968 đã tiếp tục lưu giữ tại nhà số 128 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM”. Học giả Lê Mạnh Thát nhấn mạnh, tập sách đã một lần nữa góp phần soi sáng chủ quyền Việt Nam trên biển Đông từ bao đời nay và việc công bố tài liệu đặc biệt này do Ban Văn hóa T.Ư chủ trì còn bao hàm thái độ và chính kiến của giới trí thức Phật giáo Việt Nam trước hiện tình đất nước.

Giao Hưởng

>> Chứng cứ pháp lý từ một tấm bản đồ Trung Quốc
>> Tiếp tục phát hiện nhiều bản đồ sai sự thật do Trung Quốc sản xuất
>> Chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
>> Bản đồ Trung Quốc biến không thành có
>> Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ
>> Chứng cứ pháp lý từ một tấm bản đồ Trung Quốc
>> Hiến bản đồ Trung Quốc cho Bảo tàng Lịch sử

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.