Bạn bỗng thèm ngọt khác hẳn trươc kia và không thể cưỡng lại việc ăn những món có vị đường thì hãy coi chừng, rất có thể bạn đang gặp những vấn đề về sức khỏe.
>> Bí quyết dùng mật ong thay cho đường trong nấu ăn
>> Ngừa tiểu đường từ thói quen ăn uống
Viêm nhiễm phụ khoa
Có lẽ với người bình thường thì việc bỗng dưng thèm đồ ngọt chẳng liên quan gì đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhưng với con mắt chuyên môn thì đây hoàn toàn có cơ sở. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thực tế đã chứng minh, những phụ nữ ăn nhiều đường và các đồ ăn ngọt, đặc biệt là các loại đường đã qua xử lý có dùng tới các chất hóa học sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín cao gấp 2 lần so với những phụ nữ khác.
Các hợp chất hóa học này có thể làm mất cân bằng hoặc làm giảm sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong đó có các vi khuẩn ở vùng kín. Và như một sự cộng hưởng qua lại, khi bạn bị nhiễm nấm vi khuẩn có hại tăng lên thì cơ thể lại càng có xu hướng thèm ăn ngọt nhiều hơn. Có ngày bạn không thể nào tập trung hay làm việc được khi chưa nhấm nháp chút đồ ngọt thì có thể, nấm ở vùng kín đang có nguy cơ phát triển mạnh.
|
Bác sĩ giải thích, việc nạp quá nhiều đường do đòi hỏi của nấm men khiến bạn căng thẳng, làm tăng bài tiết cortisol, gây tích mỡ bụng, làm giảm khả năng miễn dịch. Giải pháp cho tình trạng này là cần hạn chế tất cả các dạng đường cũng như cà phê và chuyển sang một chế độ ăn ít đường bột. Khi đó, nên bổ sung probiotic hoặc sữa chua liên tục trong thời gian ít nhất 2 tháng.
Dấu hiệu cơ thể bị thừa andrenaline là khi bạn thường cảm thấy căng thẳng hoặc chóng mặt nếu đứng lên hay thường xuyên mắc chứng đau cổ họng, khát và phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Adrenaline là hormone của tuyến thượng thận do tuyến thượng thận tạo ra và có nhiệm vụ điều hòa sự hoạt động của thần kinh.
Tuyến thượng thận tiết hormone adrenaline và cortisol khi chúng ta chịu nhiều áp lực. Khi chịu áp lực liên tục, các tuyến này có thể trở nên chậm chạp trong phản ứng và đó là lý do cơ thể tự động thèm ăn ngọt nhằm cung cấp thêm năng lượng. Giải pháp là dùng các bữa ăn giàu protein, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cố gắng giảm lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày.
… Và nhiều bệnh nguy hiểm khác
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn nhiều đồ ngọt hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phái đẹp bởi nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi khi ăn nhiều đồ ngọt, bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Hàm lượng chất béo và nhiệt lượng trong đồ ngọt rất cao. Khi cơ thể không kịp hấp thu, chất béo dư thừa sẽ tự động chuyển hóa thành các mô mỡ tích trữ trong cơ thể, dẫn tới bệnh béo phì.
Bên cạnh đó, lượng đường khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích tăng tiết chất insulin, từ đó làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, các bệnh về huyết áp và tim mạch khác.
Còn khi bỗng dưng thèm ngọt cũng có thể bạn đang bị suy tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động kém, sự cân bằng hormone trong cơ thể bị đảo lộn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi, mất hết năng lượng. Và khi nguồn năng lượng trong cơ thể bị "cạn" đi thì cũng là lúc bạn cảm thấy mình thèm ăn ngọt hơn bao giờ hết.
Cảm giác thèm ăn đồ ngọt tăng lên nhanh chóng. Trong trường hợp này hãy uống nhiều nước, nước giúp cơ thể đào thải độc tố có hại. Cắt giảm các loại thức uống như cà phê, các thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh. Thay vào đó, nên uống trà thảo mộc và ăn nhiều rau củ. Các loại thực phẩm như bánh mì, gạo và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt giúp cho lượng đường trong máu ổn định.
Thèm đồ ngọt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi mật. Theo bác sĩ chuyên khoa, lượng đường trong các đồ ăn ngọt khi bổ sung vào cơ thể quá nhiều sẽ gây trở ngại cho hoạt động của mật và tuyến tụy, nhất là đối với cơ thể phụ nữ ở độ tuổi từ 45 - 60. Đường và các chất cặn bã dư thừa trong cơ thể chưa được xử lý kịp thời sẽ là môi trường tốt làm đẩy nhanh quá trình tạo sỏi mật.
Thiếu hụt nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến chúng ta thèm ăn đồ ngọt. Đối với nhiều phụ nữ, vấn đề thèm ngọt đặc biệt có liên quan đến estradiol, một trong những dạng của nội tiết tố nữ estrogen. Những phụ nữ có mức độ estradiol cao thường có nhiều vấn đề đi kèm với nội tiết tố này bao gồm: đau bụng kinh, giữ nước, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu trong kỳ kinh nguyệt, đau nửa đầu và vấn đề cân nặng. Estradiol có thể được giảm xuống nhờ một chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể là nên ăn nhiều thịt gà, cá và các thực phẩm chế biến từ đậu nành...
Theo quan niệm của nhiều người, ăn nhiều đồ ngọt khiến xương sẽ bị giòn và khó hồi phục khi chấn thương. Còn bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi bỗng dưng thèm đồ ngọt, có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị loãng xương. Vì trong quá trình chuyển hóa và phân giải đường, ngoài vitamin B1, cơ thể còn tăng nhu cầu về các khoáng chất thiết yếu như: kẽm, magie, natri… trong đó nhiều nhất là nhu cầu về canxi. Do vậy, nếu ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đường, phụ nữ sẽ rất dễ bị các vấn đề về xương, đặc biệt là bệnh loãng xương.
Ngoài ra, thèm đồ ngọt cũng là dấu hiệu của sự căng thẳng, mệt mỏi. Vì khi ăn quá nhiều đường sẽ làm rối loạn đường huyết, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, khó chịu luôn thường trực trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường đưa vào cơ thể cần tiêu hao một lượng vitamin B1 rất lớn.
Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu hụt vitamin B1- loại vitamin không thể thiếu cho hoạt động của não bộ. Do vậy, ăn quá nhiều đường sẽ thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, thậm chí là rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của thị lực.
Yên Thanh
Bình luận (0)