Tính đến giữa tháng 2.2022, xuất khẩu cá tra sang EU đạt hơn 20 triệu USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất sau nhiều tháng chững hoặc sụt giảm sâu. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau ít nhất 2 năm liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang EU giảm sút, số lượng doanh nghiệp Việt Nam rút khỏi thị trường này gia tăng. Nhưng bắt đầu từ năm 2022, có những hy vọng trở lại ở thị trường này.
Xuất khẩu cá tra đang tăng trưởng tốt, nông dân có lãi |
Công Hân |
Hiện tại, giá cá thịt trắng tại thị trường EU đang tăng mạnh do nguồn cung từ Nga bị ảnh hưởng. Nếu EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với mặt hàng cá của Nga và các mặt hàng này được chế biến ở Trung Quốc cũng phải đối mặt với lệnh trừng phạt, đây sẽ thêm cơ hội cho sản phẩm cá tra Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng ở thị trường này.
“Đối với sản phẩm tôm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay dự kiến phục hồi khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt”, VASEP dự báo. Theo thống kê, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 6%. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay dự kiến phục hồi sau khi sụt giảm trong năm ngoái. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ 436 triệu USD năm 2016 lên 526 triệu USD năm 2020. Tuy nhiên năm 2021, giảm xuống chỉ còn 412 triệu USD, giảm 22% so với năm 2020 do Trung Quốc hạn chế nhập khẩu và thực hiện chính sách “Zero Covid” trong kiểm soát dịch bệnh.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu thế giới, tăng từ 1,4 tỉ USD năm 2018 lên 3,7 tỉ USD năm 2021. Năm 2021, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc tăng 12% đạt 611.000 tấn. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn thứ 4 cho thị trường này sau Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan.
Bình luận (0)