Thí sinh hoàn thiện kỹ năng kinh doanh sau cuộc thi khởi nghiệp

13/12/2017 15:00 GMT+7

Chương trình truyền hình thực tế có nhiều cách để thu hút sự chú ý khác nhau, “1 tỷ khởi nghiệp cùng Saigon Co.op” chọn lối đi riêng bằng cách tập trung vào chuyên môn, nâng cao năng lực của thí sinh qua từng tập phát sóng.

Kim Thái là thí sinh trẻ tuổi nhất. Khả năng sáng tạo và tinh thần xông xáo của Thái vẫn không cứu được những điểm yếu trong bài thi nhân sự, chọn sai mặt hàng chủ lực… Kết quả, Kim Thái phải dừng chân ở tập 9 với lời khuyên chân tình của Giám khảo Ngọc Hường “nên học đại học” để bổ sung thêm các kiến thức cơ bản khi bắt đầu khởi nghiệp.
Chí Hữu từng làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Anh đã chọn đúng một cộng đồng dân cư để mở cửa hàng. Nhưng Ban Giám khảo đã chỉ ra việc anh thiếu kỹ lưỡng khi khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Bảo Ngọc tận dụng kiến thức về trái cây tươi để làm điểm khác biệt, tuy nhiên kế hoạch tài chính của chị thiếu khả năng trả nợ vay trong những năm đầu tiên.
Anh Đức lên kế hoạch kinh doanh bằng sáng kiến cho nhân viên đứng bên ngoài cửa hàng hỗ trợ khách mua lần đầu nhưng lại không tính đến rủi ro tốn thêm thời gian, nhân công cho quy trình bán, nhận hàng.
Việt Dũng đã sáng tạo thêm dịch vụ photocopy, dịch vụ giới thiệu người giúp việc nhà, chuyển phát nhanh. Ý tưởng của anh bị nhận xét là quá ôm đồm và không tính đến tính đồng nhất trong hệ thống dịch vụ của Co.op Smile.
Như vậy, bước ra khỏi cuộc thi, với các thử thách thực tế và sự hỗ trợ sát sao của Ban Giám khảo, các thí sinh đã học được nhiều bài học quý giá để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh riêng của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.