Những đúc kết này càng đúng khi nhìn vào điểm trung bình học bạ 3 năm THPT của các thí sinh (TS) đứng đầu danh sách điểm cao kỳ thi năng lực của các trường ĐH tại TP.HCM. 15 TS đứng đầu kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm ngoái với điểm số trên 1.000 (thang điểm 1.200) đều có học lực các năm THPT loại giỏi hoặc xuất sắc.
Chú ý kỹ năng đọc hiểu
Đỗ Lê Thiên Ân là một trong số 15 TS đứng đầu về điểm số trong kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2018 (đạt 1.051 điểm). Chàng sinh viên ngành khoa học và kỹ thuật máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM này cho biết kinh nghiệm bản thân là không tham gia khóa luyện thi nào mà tự trang bị bằng kiến thức tổng hợp nhiều mặt của bản thân. Thiên Ân nói: “Bài thi này gồm 120 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút, kiểm tra kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ ngôn ngữ, toán và tư duy logic, phần giải quyết vấn đề liên quan đến nhiều môn còn lại... Nhưng điểm quan trọng ở bài thi này là không kiểm tra học thuộc mà cho sẵn ngữ liệu ngay trong đề, TS cần đọc kỹ và vận dụng khả năng suy luận để trả lời câu hỏi”.
tin liên quan
Nhiều trường ĐH xét tuyển bằng bài thi năng lựcPhân bố thời gian làm bài phù hợp cũng là một lưu ý quan trọng để làm trọn vẹn bài thi. Theo Thiên Ân, việc nắm được số điểm từng phần khác nhau trong bài thi khá quan trọng để từ đó phân bổ thời gian làm bài phù hợp. Như cấu trúc bài thi của ĐH Quốc gia TP.HCM, trong tổng số 1.200 điểm thì số điểm nhiều nhất thuộc về phần giải quyết vấn đề (500 điểm), kế đến là sử dụng ngôn ngữ (400 điểm) và còn lại là toán học, tư duy logic. Như vậy, với những câu hỏi đơn giản hơn ở phần sử dụng ngôn ngữ thì giải quyết trong thời gian nhanh nhất và tập trung cho phần đòi hỏi nhiều khả năng suy luận, phân tích ở 2 phần còn lại.
Kiến thức nền là quan trọng nhất
Các TS đạt điểm cao bài thi đánh giá năng lực đều thừa nhận việc trang bị kiến thức nền ở nhiều lĩnh vực là quan trọng nhất để làm tốt bài thi dạng này. TS không thể đạt điểm cao nếu chỉ giỏi ở một số lĩnh vực mà bỏ qua các phần khác.
tin liên quan
Chuẩn bị nội dung gì cho kỳ thi đánh giá năng lực?“Trong đề thi có những câu không khó, nhưng có những câu mà để làm được cần một quá trình tích lũy kiến thức nền rộng lớn của bản thân. Như kinh nghiệm bản thân mình, nếu không nhờ đọc được thì rất có thể mình đã không thể làm đúng câu hỏi về huyện đảo Lý Sơn còn có tên gọi khác là cù lao Ré trong đề thi năm rồi”, Ngọc Dung ví dụ. Riêng với bài thi năng lực của Trường ĐH Luật TP.HCM, Ngọc Dung lưu ý thêm, trang bị kiến thức pháp luật thông qua môn học giáo dục công dân rất cần thiết. “Trước khi thi mình đã đọc rất nhiều lần 2 cuốn sách giáo khoa môn giáo dục công dân lớp 11 và 12. Nhờ vậy mà mình trả lời khá tốt những câu hỏi về phần pháp luật được mở rộng từ các kiến thức của 2 cuốn sách này”, Dung bật mí.
Tương tự, Nguyễn Đỗ Quốc Duy, người đạt 1.069 điểm bài thi năng lực để trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm ngoái, cũng chia sẻ: “Không cần phải thuộc lòng nhưng để làm được cần có kiến thức nền về lĩnh vực đó mới có thể giải quyết nhanh vấn đề. Chẳng hạn những câu hỏi liên quan đến hóa học, dù câu hỏi cho sẵn dữ kiện nhưng để trả lời đúng TS phải có kiến thức nền tảng cả lý thuyết và bài tập về môn học này. Đó chưa kể có những câu đòi hỏi khả năng vận dụng, suy luận cao có liên hệ với thực tiễn cuộc sống”. Theo Quốc Duy, TS nên tìm hiểu kỹ cấu trúc và dạng câu hỏi bài thi để biết mình cần chuẩn bị những phạm trù kiến thức nào. Trong số nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau, phần nào bản thân còn hạn chế thì kịp thời bổ sung, khắc phục ngay trước khi kỳ thi diễn ra.
“Ít nhất thì việc nắm bắt được định dạng bài thi, cách đặt vấn đề của một đề thi mới sẽ giúp TS tự tin hơn khi bước vào phòng thi”, Quốc Duy chia sẻ.
Bình luận (0)