Thi THPT quốc gia: Bài toán lãi suất không có đáp án đúng trong 4 lựa chọn

30/06/2018 08:54 GMT+7

Một số giáo viên đã phân tích những điểm không hợp lý của đề thi môn toán kỳ thi THPT quốc gia.

Bài toán lãi suất là bài toán thực tế khá quen thuộc với học sinh phổ thông, cũng như trong các kỳ thi máy tính cầm tay. Đây là bài toán thực tế nên kết quả là gần đúng chứ không thể có kết quả hoàn toàn chính xác. Do vậy câu dẫn trắc nghiệm của bài toán cũng phải chuẩn xác để kết quả chọn chỉ có một.
Trong bài toán lãi suất ở đề thi toán mã đề 109 có nội dung như sau:
“Câu 16: Một người gửi tiết kiệm vào một ngân hàng với lãi suất 7,5%/năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn để tính lãi cho năm tiếp theo. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả số tiền gửi ban đầu và lãi) gấp đôi số tiền gửi ban đầu, giả định trong khoảng thời gian này lãi suất không thay đổi và người đó không rút tiền ra?”
Lời giải:

Gọi a là số tiền gửi ban đầu và  n là số năm gửi tiền tiết kiệm.

Sau n năm, số tiền người gửi thu được cả vốn lẫn lãi: 1,075na

Theo giả thiết, để số tiền này gấp đôi số tiền gửi ban đầu thì: 1,075na = 2a.

Suy ra: 1,075n = 2 <=> n = (ln2)/(ln1,075) ~ 9,584359


Do đó nếu gửi n = 9 năm thì số tiền thu được chưa vượt số tiền gấp đôi số tiền gửi ban đầu. Như vậy chỉ có thể chọn n ít nhất là 10.

Tuy nhiên, sau 10 năm thì số tiền thu được là:  1,07510a = 2, 061032a, không thể gấp đôihơn gấp đôi số tiền gửi ban đầu một ít.

Hàm số 1,075x là hàm đồng biến, nên nếu n > 10 thì số tiền thu được càng vượt quá gấp đôi số tiền gửi ban đầu.

Như vậy, không có lựa chọn nào đúng cả trong 4 lựa chọn mà đề đã cho : A. 12 năm; B. 10 năm; C. 9 năm; D. 11 năm.

Muốn đề chính xác đáp ứng ý đồ của bài toán, câu dẫn phải là: “Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả số tiền gửi ban đầu và lãi) hơn gấp đôi số tiền gửi ban đầu một ít,…”.
Bài toán thực tế tính theo cách phi thực tế ?
Câu 33: (mã đề 106) như sau: Một chiếc bút chì có dạng khối lăng trụ lục giác đều có cạnh đáy 3 mm và chiều cao 200 mm. Thân bút chì được làm bằng gỗ và phần lõi được làm bằng than chì. Phần lõi có dạng khối trụ có chiều cao bằng chiều dài của bút và đáy là hình tròn có bán kính 1 mm. Giả định 1 m3 gỗ có giá a (triệu đồng), 1 m3 than chì có giá 7a (triệu đồng). Khi đó giá nguyên vật liệu làm một chiếc bút chì như trên gần nhất với kết quả nào dưới đây?
A. 9,07.a (đồng) B. 84,5.a (đồng)
C. 90,07.a (đồng) D. 8,45.a (đồng)
Câu hỏi này là một bài toán thực tế. Đề bài đã không nêu rõ là phần lõi gỗ bị bỏ đi có tính trong chi phí làm cây viết chì hay không. Nếu không tính phần gỗ đó thì đáp án là D. Nếu tính tiền phần gỗ đó thì đáp án là A. Người ra đề đã chọn đáp án D. Điều này không đúng trong thực tế sản xuất. Do đó có thể nói câu này hoặc không rõ ràng hoặc là một bài toán thực tế đã được tác giả giải theo cách không thực tế!
TS Phạm Hồng Danh
(Trưởng bộ môn toán cơ bản, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.