Một giáo viên ngữ văn có hơn 20 năm kinh nghiệm dạy học ở Hà Nội cho hay, đề mở nên đáp án mở là cần thiết nhưng nếu năng lực của người chấm có sự chênh lệch ở mỗi địa phương thì việc chấm “không đều tay” rất khó tránh khỏi.
tin liên quan
Thi THPT quốc gia: Vẫn tiếp tục... buông chấm tự luận?Ví dụ việc cho điểm trong phần bài làm sáng tạo của học sinh thì quan niệm về “sáng tạo” ở mỗi giáo viên, hội đồng chấm cũng khác nhau. Có giáo viên cho rằng sáng tạo là phải có ý tưởng độc đáo, tác động tích cực; nhưng có giáo viên quan niệm chỉ cần không sao chép sách vở đã là sáng tạo…
Bà Nguyễn Quỳnh Mai, Trưởng phòng Đào tạo Hệ thống giáo dục Hocmai, cho rằng ngữ văn là môn duy nhất áp dụng thi theo hình thức tự luận, tức là kết quả chấm thi cũng phụ thuộc khá nhiều vào chủ quan người chấm. Đặc biệt, barem chấm của bộ cũng tương đối mở nên kết quả thi của các thí sinh cũng sẽ bị yếu tố chủ quan của người chấm chi phối. Barem chấm do Bộ công bố được đánh giá là “đơn giản” phần nào gây ra khó khăn trong công tác chấm thi.
Tại hội thảo mới đây về đổi mới thi THPT quốc gia, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho rằng kỳ thi có quy mô lớn thì thi trắc nghiệm có ưu thế hơn vì thi trắc nghiệm, chất lượng kỳ thi phụ thuộc vào đề còn thi tự luận thì chất lượng lại phụ thuộc vào năng lực người chấm.
“Đề thi có thể tăng chất lượng bằng cách xây dựng ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa với nhiều người tham gia. Còn năng lực người chấm không thể nào tăng được trong thời gian ngắn”, GS Thiệp nói.
Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cũng xác nhận điều này và cho rằng việc tập huấn giáo viên chấm thi dù rất kỹ nhưng việc phụ thuộc vào năng lực người chấm là khó tránh khỏi. Trong khi đó, kỳ thi THPT quốc gia vẫn là kỳ thi “2 trong 1”, chỉ sai số nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của TS.
Bình luận (0)