|
|
Nhiều quán ăn vẫn phải mua loại giá mập, ngắn từ các chợ và người cung cấp để phục vụ, dù nhiều khách đã bắt đầu từ chối dùng. Chị Nga (chủ quán phở trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7) nói: “Muốn mua giá sạch cũng không biết mua ở đâu, nên tôi vẫn lấy giá ở chợ như thường ngày mà thôi”. Chị Ngọc Nhi bán mì xào (CMT8, Q.Tân Bình) thì cho biết, mấy ngày qua, không dùng giá nữa. “Bữa trước có mua giá xào chung với mì và củ hành nhưng giờ không xài nữa vì khách sợ giá hóa chất”, chị Nhi nói.
Qua khảo sát, chúng tôi chỉ tìm thấy một điểm hiếm hoi có bán loại giá thân ốm, dài, nhiều rễ, nhiều lá là ở chợ Bà Hoa (nằm cuối con đường Trần Mai Ninh, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM). Từ lâu, nơi đây được nhiều bà nội trợ biết đến với việc cung cấp những loại rau quả, thực phẩm là đặc sản được đưa vào từ miền Trung, hoặc sản xuất, chế biến tại TP.HCM nhưng làm theo kiểu của người miền Trung, trong đó có rau giá đậu xanh. Giá ăn tại đây được bán với giá 10.000 đồng/kg (giá mập, thân ngắn, ít rễ có giá từ 8.000-9.000 đồng/kg). Người bán cho biết loại giá ốm, dài này được trồng ở vùng đất cát như Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận); Quảng Ngãi, Quảng Nam hoặc được làm ngay ở TP.HCM, chủ yếu người ta tưới nước là chính. Giá kiểu này thường mua ăn liền, không để lâu được vì dễ bị hư hơn so với giá mập, ngắn.
Thanh Tùng - Thanh Thùy
>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 2: Bất chấp sức khỏe người dùng
>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 3: Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh...
Bình luận (0)