Theo Bloomberg, các quỹ đầu tư nước ngoài đang rút vốn ra khỏi sáu thị trường mới nổi lớn ở châu Á với tốc độ chưa từng có kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Họ rút 19 tỉ USD từ thị trường Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan từ đầu năm đến nay.
tin liên quan
Đợt tăng lãi suất lần 4 của Fed có thể kéo theo suy thoái kinh tếJames Sullivan, người đứng đầu nghiên cứu cổ phiếu thị trường châu Á (trừ Nhật Bản) tại ngân hàng JPMorgan Chase cho biết: “Đây không phải là tình thế tốt cho các thị trường mới nổi. Chúng tôi vẫn chỉ chuẩn bị cho khoảng 2/3 mức tăng lãi suất Mỹ mà chúng tôi dự báo sẽ xảy ra trong 12 tháng tới. Vì thế Fed đang tiếp tục hành động quyết liệt hơn, nhưng thị trường vẫn chưa bắt kịp”.
Trong khi nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường mới nổi khen ngợi các yếu tố cơ bản của kinh tế châu Á, chỉ ra mức tăng trưởng hàng đầu của khu vực này và tình hình chính trị ổn định, một số nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường khác thì cảnh báo sức khỏe khu vực khi thanh khoản toàn cầu bắt đầu giảm đi. Chỉ số Bloomberg JPMorgan Asia Dollar hạ xuống mức thấp nhất trong năm 2018 hôm nay 18.6, kéo dài hai tuần giảm sau khi Fed và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đều thực hiện nhiều bước đi để bình thường hóa chính sách.
Dù thế, vẫn có một số hãng lạc quan. Đơn cử ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo một số đồng tiền trong khu vực châu Á, trong đó có baht Thái và peso Philippines sẽ lên giá nhẹ đến cuối năm nay. 6/10 loại tiền tệ thị trường mới nổi thể hiện tốt nhất trong năm nay là ở châu Á, dẫn đầu là ringgit Malaysia với mức tăng 1,2% và nhân dân tệ Trung Quốc với mức tăng 1,1%.
Bình luận (0)