Liên doanh có mức tăng trưởng lớn nhất là Mercedes Benz với 167 xe so với 4 xe của tháng 4.2006, đạt 307%. Liên doanh duy nhất tăng trưởng âm trong tháng 4.2007 là Vindaco với doanh số chỉ một chiếc Daihatsu Citi Van, giảm 97% so với tháng 4.2006 (bán được 32 xe).
Nếu tính doanh số bán xe của VAMA tính từ đầu năm, Hiệp hội này đã đạt mức tăng trưởng tới 95% với tổng cộng 16.865 chiếc so với 8.643 chiếc xe được bán trong cùng thời gian của năm 2006. Trong sự đột biến này, dòng xe du lịch đã tăng trưởng tới 208% với doanh số 3.803 chiếc so với 1.234 chiếc của 4 tháng đầu năm 2006.
Thống kê doanh số bán xe cũng cho thấy sự vươn lên vượt bậc của nhiều liên doanh. Tính chung cho 4 tháng đầu năm, mặc dù vẫn dẫn đầu với chiếc Inova chủ lực, nhưng thị phần của Toyota Việt Nam đã giảm từ 36,5% của cùng kỳ năm 2006 xuống còn 28,8%. Trong khi đó, bằng việc tung ra chiếc xe thể thao đa dụng Captiva, GM Vidamco, liên doanh sản xuất xe hiệu Daewoo và Chevrolet đã hồi sinh mạnh mẽ với tổng số 1.574 xe so với 464 chiếc của cùng kỳ năm trước, tức là tăng trưởng đến 239% và chiếm 9,3% thị phần so với 5,4% của năm trước. Mercedes, liên doanh sản xuất xe sang nhất tại Việt Nam cũng có sự phát triển mạnh mẽ dù số lượng xe không lớn, liên doanh này đã bán được 447 chiếc xe cao cấp trong 4 tháng, đạt mức tăng trưởng tới 188% so với 155 chiếc được bán của 4 tháng đầu năm 2006…
Kết quả này làm bất ngờ nhiều nhà phân tích, đặc biệt tại thời điểm hiện tại, xe nhập khẩu nguyên chiếc mới và cũ ngày càng nhiều, thời gian sau Tết cũng không phải là thời điểm mà các cơ quan nhà nước, các công ty và tư nhân hay mua xe.
Lưu Quang Phổ
Bình luận (0)