• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Thị uy và răn đe

11/06/2013 03:00 GMT+7

Với lý do “vì những lợi ích riêng liên quan đến bảo đảm an ninh quốc gia”, Nga quyết định thiết lập sự hiện diện thường xuyên của hải quân ở Địa Trung Hải - lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô tan rã.

Trước đây, Liên Xô luôn triển khai từ 30-50 tàu chiến, tàu ngầm với các loại vũ khí hiện đại ở Địa Trung Hải để đối phó Hạm đội 6 của Mỹ. Liên Xô có căn cứ hải quân ở cảng Tartus của Syria và sử dụng nhiều cảng khác của Ai Cập, Algeria, Libya. Từ khi Liên Xô tan rã, Nga chỉ còn sử dụng căn cứ ở Syria để bảo dưỡng và hậu cần. Sau hơn 20 năm, Moscow lại gây dựng hiện diện hải quân thường xuyên ở khu vực, trước mắt với 16 tàu chiến và 3 máy bay trực thăng.

Đây là bước tiếp theo của chiến lược quân sự, quốc phòng mới của Nga. Trước đó, nước này tuyên bố sử dụng tàu ngầm hạt nhân tuần tiễu ở các vùng biển. Quyết định này còn liên quan trực tiếp đến diễn biến ở Syria bởi đã đến lúc Nga buộc phải hành động mạnh mẽ. EU đã dọn dẹp mọi trở ngại về pháp lý đối với việc vũ trang cho lực lượng nổi dậy ở Syria còn Moscow lại không từ bỏ ý định bán thiết bị quân sự hiện đại cho chính quyền Damascus.

Có thể thấy một trong những mục đích chính của việc Nga tái lập hiện diện hải quân thường xuyên ở Địa Trung Hải là thị uy, răn đe và sẵn sàng cho tình huống ai đó can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria. Nga phô trương sức mạnh, xác lập lợi ích riêng và cảnh báo các đối tác khác phải lưu ý đến mình trong vấn đề Syria và cả khu vực.

Thảo Nguyên

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.