Dù cả hai phía đều hạn chế tác động tích cực của thiện chí ấy bằng những điều kiện thực chất mang tính tiên quyết, việc họ đồng thời biểu hiện thiện chí đàm phán và giải quyết vấn đề hạt nhân bao hàm ẩn ý đáng để lạc quan. Tình trạng hiện tại trong vấn đề này vừa có lợi lại vừa rất bất lợi đối với cả hai. Nhu cầu giải quyết vấn đề cấp thiết như nhau ở cả hai phía. Ông Rowhani được coi là có quan điểm ôn hòa và việc ông lên cầm quyền được nhìn nhận là mở ra thời kỳ mới ở Iran. Nó tạo cơ hội cho 2 phía điều chỉnh chính sách đối với nhau mà không lo ngại mất thể diện và bị coi là ở thế yếu. Nếu muốn phân hóa nội bộ lãnh đạo và xã hội Iran, Mỹ không thể ứng xử như thể ông Rowhani chẳng khác gì người tiền nhiệm. Nếu muốn tỏ ra thật sự chủ động và tự chủ thì ông Rowhani cũng không thể ứng xử với Mỹ và trong vấn đề hạt nhân như người tiền nhiệm.
Cả hai phía vì thế mới để thiện chí đi trước, việc đàm phán sẽ được tính sau và dền dứ sẽ vẫn khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ đàm phán với thiện chí và quyết tâm thì mới có thể rút ngắn được quá trình dền dứ.
Thảo Nguyên
>> Tân tổng thống Iran thề tiếp tục ủng hộ tổng thống Syria
>> Iran không đàm phán với Nga chuyện thay thế S-300
>> Tổng thống Nga sắp thăm Iran
>> Israel bóng gió chuyện tấn công Iran
>> Iraq “không thể ngăn Iran chuyển vũ khí cho Syria”
Bình luận (0)