• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Thiên hà láng giềng của chúng ta đang chết dần

31/10/2018 16:20 GMT+7

Cách trái đất gần 200.000 năm ánh sáng, thiên hà lùn mang tên Đám mây Magellan nhỏ (SMC), hay còn gọi là Nubecula Minor, đang tiến gần đến điểm kết thúc trong cuộc hành trình.

Trong một thời gian dài, thiên hà này mất đi năng lực hình thành những ngôi sao mới, và ánh sáng của nó tàn lụi dần trong vũ trụ. Nhờ vào hệ thống kính viễn vọng vô tuyến ASKAP ở Tây Úc, các chuyên gia trái đất có thể chứng kiến thời khắc cáo chung của SMC với chi tiết vô cùng rõ nét.
“Chúng tôi có thể quan sát luồng khí hydro mạnh mẽ chảy khỏi SMC”, theo nhà thiên văn học Naomi McClure-Griffiths thuộc Đại học Quốc gia Úc trình bày trong báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy. Hiện tượng này có thể cho phép họ tiên đoán về cái chết chậm chạp của thiên hà láng giềng.
SMC là một thiên hà khá nhỏ, với bề ngang chỉ trải dài khoảng 7.000 năm ánh sáng, tức chưa đầy 1/10 kích thước của dải ngân hà. Tuy nhiên, nó trở thành một phần không thể thiếu được của bầu trời đêm trên trái đất và dễ dàng thấy được bằng mắt thường ở Nam bán cầu. SMC là một trong số các thiên hà vệ tinh của dải ngân hà. Nó cùng với Đám mây Magellan lớn (LMC), một thiên hà lùn khác, hợp thành một hệ thống thiên hà đôi xoay xung quanh nhau trong quá trình di chuyển xung quanh thiên hà của chúng ta. Có giả thuyết cho rằng những thiên hà lùn dạng này đóng vai trò then chốt trong quá trình tiến hóa của vũ trụ.
Dựa trên góc quan sát cực rộng của ASKAP, chuyên gia McClure-Griffiths và đồng sự đã có thể quan sát toàn bộ SMC trong một bức ảnh duy nhất, từ đó cho thấy rõ ràng luồng khí nguyên tử hydro chảy khỏi thiên hà xấu số. Tình trạng đó đã bắt đầu cách đây khoảng 25 - 60 triệu năm. Trong khi đây là dấu hiệu xấu cho sự tồn tại của SMC, có thể luồng khí trên đang chảy về dải ngân hà. “Cuối cùng, dải ngân hà của chúng ta nhiều khả năng sẽ ngốn hết SMC”, theo giả thuyết của trưởng nhóm McClure-Griffiths.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.