Theo các nhà khoa học tại Đại học Y Sree Balaji, Cao đẳng Y Saveetha (Ấn Độ), khi căng thẳng trở thành mạn tính, nhiều cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng.
Căng thẳng kéo dài dẫn đến nồng độ dư thừa cortisol và các corticosteroid khác lưu thông trong máu trong một thời gian dài hơn, tạo ra sự bất thường trong các phản ứng miễn dịch.
Điều này khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ ung thư, phát triển dị ứng, tăng các vấn đề về đường tiêu hóa và tăng nguy cơ bị rối loạn tự miễn dịch. Căng thẳng mạn tính cũng dẫn đến lo lắng, trầm cảm, thiếu ngủ, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Theo nhóm nghiên cứu, kiểm soát căng thẳng thông qua các kỹ thuật thư giãn, thiền, yoga, suy nghĩ tích cực và hình thành lối sống lành mạnh cải thiện đáng kể tâm trạng và củng cố hệ miễn dịch.
Thiền còn giúp làm giảm nồng độ IL-6, một cytokine gây viêm do tế bào T sản xuất, từ đó giảm nguy cơ bị ung thư và bệnh Alzheimer (một dạng mất trí nhớ).
Thiền cũng giảm tiết hoóc môn gây căng thẳng, đồng thời tăng lưu lượng máu đến các cơ quan nội tạng quan trọng.
Bình luận (0)