Thiệt hại đủ đường

21/09/2016 06:06 GMT+7

Không chỉ lãng phí, việc sử dụng sách bài tập cho HS làm trực tiếp dẫn đến nhiều hệ lụy, nhất là với HS tiểu học.

Ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng Giáo dục Q.Tân Phú (TP.HCM), cho rằng việc in nội dung bài tập sẵn, xét ở một góc độ nào đó đã đem lại sự tiện lợi hơn cho HS nhưng phát sinh những vấn đề rất đáng quan tâm. Ông Khiêm phân tích: “Việc in sẵn giúp HS bớt được một công đoạn chép đề nhưng dễ làm nảy sinh tính lười viết, không có kỹ năng thực hiện một bài tập và giảm dần ý thức phải trình bày một bài làm sạch sẽ, cẩn thận. Việc này sẽ có nhiều hệ lụy khi học đến lớp lớn hơn”.
Về chuyện lãng phí, ông Khiêm phân tích: “Do làm bài trực tiếp, sử dụng một lần là bỏ nên không thể tái sử dụng, em không dùng được sách của anh chị, HS vùng khó khăn chẳng thể giảm bớt khoản chi phí khi sử dụng sách cũ. Trong khi đó ngân sách nhà nước hằng năm vẫn phải trích kinh phí trợ giá in SGK. Nói chung việc để HS làm bài trực tiếp vào SGK và vở bài tập như hiện nay thiệt hại đủ đường, từ khả năng, kỹ năng cho đến kinh tế”.

tin liên quan

Mua sách song ngữ rồi... bỏ xó
Những ngày đầu năm học mới, các trường tại TP.HCM vẫn tiếp tục giới thiệu sách song ngữ tới phụ huynh và HS (sách song ngữ này chưa được Bộ GD-ĐT thẩm định, theo Thanh Niên số ra ngày 2.6).

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng trong SGK phần bài tập chỉ là đề bài để HS thực hiện bài làm trong vở. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí vừa rèn kỹ năng làm bài, tư duy, suy luận lời giải, thể hiện sự sáng tạo”.
Phụ huynh là những người thấy rõ nhất chuyện lãng phí. Chị Nguyễn Thu Hồng, phụ huynh Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), cho biết: “Đứa thứ nhất nhà tôi năm nay vào lớp 5 và đứa thứ hai năm nay vào lớp 3. Vì hai con học cách nhau chỉ 2 lớp nên tôi thường tiết kiệm chi phí học hành của con bằng cách giữ lại sách của đứa lớn để dành 2 năm sau cho đứa nhỏ học. Sau khi học xong thì ủng hộ cho các cháu ở vùng sâu vùng xa. Vì vậy, mỗi cuốn sách tôi thường bao bọc rất cẩn thận và giữ mới tới lúc trao tặng. Ngoài ra, tôi nghĩ ở bậc tiểu học thì HS cần ôn lại kiến thức thường xuyên. Nếu dùng ngay sách gốc thì mỗi năm phải mua vài bộ sách mới đủ cho con học, ôn. Như vậy rất lãng phí”.

tin liên quan

Khổ với tài liệu học tiếng Anh
Năm học 2015 - 2016, dù mới học được nửa cuốn Family and friends của NXB Oxford nhưng hàng loạt học sinh (HS) lớp 2 chương trình tăng cường tiếng Anh của TP.HCM phải mua bộ sách Family and friends Special Edition.

Chính ông Trần Trọng Khiêm cũng than thở: “Hai con tôi học lớp liền kề với nhau cũng chẳng thể sử dụng lại vì trong sách đã viết hết trơn rồi”.
Một GV Trường tiểu học Thạnh Lộc 1 (H.Giồng Riềng, Kiên Giang) cho biết: “Hằng năm tôi đều nhờ người nhà ở TP.HCM thu gom sách cũ để tặng HS nghèo. Nhiều người tặng cả bộ sách gần 20 cuốn.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra phải bỏ mất 2/3 số sách được tặng vì là sách bài tập, HS đã làm bài vào trong sách nên không sử dụng lại được”.

tin liên quan

Nên coi ngoại ngữ là môn điều kiện vào đại học
Cần tạo động lực cho người học và xây dựng chính sách rõ ràng cho người dạy, là những vấn đề được quan tâm thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.