Thiết lập đội hình thép trong Đao Tháp

25/07/2015 19:00 GMT+7

Trong game online Đao Tháp, mỗi một vị trí đặt quân, mỗi một quân lính đều đóng góp một vai trò nhất định, nhưng tất cả đều nhằm cho một mục đích: ngăn cản quân thù tấn công vào thành trì của mình.

Bố trí tướng đánh xa: cung thủ hay pháp sư?

Trong hệ thống binh lính cơ bản của Đao Tháp  , người chơi sẽ được làm quen với các loại lính như tướng đánh xa vật lý (Cung Thủ, Pháo Thủ) và đánh xa phép thuật (Pháp Sư, Thiên Lôi…), các chiến binh thiên về cận chiến và cơ số trang bị hỗ trợ như Bẫy Gai, Đuốc Lửa, Bè… Theo đó, tướng đánh xa vật lý và tướng đánh xa pháp thuật là hai vị trí đánh xa cơ bản trong giai đoạn đầu game, đóng vai trò là nguồn sát thương chủ lực trong mọi cuộc chiến, nhưng đồng thời cũng là lính có lượng máu “giấy” nhất. Chính vì thế, bố trí đặc chủng lính này tại các vị trí chiến lược trên bản đồ như thế nào để tránh mọi sát thương của địch, đồng thời gây sát thương ngược trở lại một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Hệ thống binh chủng đa dạng

Trong giai đoạn đầu game, người chơi sẽ lần lượt làm quen với hai hệ thống bản đồ cơ bản và một hệ thống bản đồ tổ đội, mà ở đó việc bố trí lính như thế nào để thắng lợi, hoàn toàn phụ thuộc vào cách cầm quân của bạn.

Tại map bản đồ không có địa hình, tức là hai bên sẽ cùng chiến đấu trên một “sân đấu” rộng thênh thang, nơi có thể bố trí quân lính ở bất kỳ vị trí nào cũng được, không phụ thuộc vào sự xắp xếp của hệ thống. Những map như thế này cũng là nơi mà người chơi thể hiện trình độ dàn lính, sắp xếp vị trí và sử dụng dụng cụ hỗ trợ một cách phù hợp và hiệu quả.

Thông thường, việc đầu tiên của người chơi là chọn tướng lĩnh xuất trận trong trận chiến đó. Đối với riêng hệ thống tướng cơ bản, thì tạm thời chia tướng theo 2 hướng sát thương và khống chế. Nhưng dù là vị tướng nào, thì cũng đừng bao giờ đặt nó ở vị trí gần địch nhất, vì mỗi vị tướng đều có những kỹ năng riêng biệt của mình, có thể xoay chuyển càn khôn chỉ bằng một đòn. Việc chịu nhiều sát thương sẽ khiến tướng gục sớm, đồng nghĩa với cuộc chiến chắc chắn sẽ thất bại.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Lựa chọn tướng đánh xa nào cho phù hợp

Trong hệ thống binh lính, đánh xa vật lý là hệ lính có tốc bắn và sát thương tương đối cao, là đơn vị tiêu diệt lính đơn lẻ nhanh nhất. Ngược lại, các tướng tầm xa pháp sư lại có tốc bắn chậm, nhưng sát thương rất lớn, có kỹ năng đánh lan với số lượng đông lính ( không tính pháp sư laze, vì hắn ta “tốn kém” quá, chỉ giỏi đánh Boss). Để thống nhất, ở đây ta tạm lấy đại diện cho dòng đánh xa vật lý là Cung Thủ và đánh xa phép thuật là Pháp Sư.

Cả hai nguồn sát thương này đều vô cùng quan trọng trong một trận đấu. Cung Thủ giúp người chơi cầm cự giai đoạn đầu game và giữa game rất tốt, trong khi Pháp Sư giúp xử lý gọn những toán lính đông nghẹt giai đoạn sau. Tuy nhiên, lựa chọn Cung Thủ nhiều hơn hay Pháp Sư nhiều hơn thì vẫn đang còn là vấn đề đáng bàn.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Cung Thủ trong Đao Tháp là đại diện cho đánh xa vật lý

Cung Thủ cho khả năng thăng tiến thành cấp 2 khá nhanh, trong khi Pháp Sư hơi mất thời gian cho cấp độ này. Cung Thủ cấp 2 cho khả năng bắn và sát thương gấp đôi so với cấp đầu, ngang tương đương với mỗi đòn đánh thường của Pháp Sư. Điểm tốc của Cung Thủ gấp đôi so với Pháp Sư, khi tốc bắn Cung Thủ đạt tới 0.6 giây/đòn, Pháp Sư phải mất tới 1,2 giây/đòn. Hơn nữa, Cung Thủ có tầm bắn lên tới 5 ô, trong khi Pháp Sư chỉ có 4 ô. Do đó, trong khảo sát của Thanh Niên Game với nhiều người chơi, họ thường bố trí gần như toàn bộ lực lượng đứng sau ( đứng dưới tướng 1 ô) là Cung Thủ, để tạo nên sự cân bằng giữa các tướng, vì Cung Thủ có tầm đánh rất xa, nhỉnh hơn Pháp Sư khá nhiều.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Pháp Sư sở hữu kỹ năng đánh lan hiệu quả

Tiếp đến, Pháp Sư sẽ là vị tướng đứng ngang cùng hàng với tướng chính, vừa có thể tối đa hóa tầm đánh lên ô xa nhất phía địch, vừa có thể được Tướng chính bảo kê do lượng máu giấy của đội quân này khá thấp. Với cách bố trí này, người chơi có thể sử dụng tối đa 6 Cung Thủ, 5 Pháp Sư, để đảm bảo khả năng đánh đơn lẻ cũng như tiêu diệt tập thể một cách nhanh gọn.

Lựa chọn cận chiến sát thương hay chịu đòn?

Đối với hệ thống lính cận chiến trong giai đoạn đầu game, người chơi sẽ được sở hữu hai binh chủng cơ bản là lính cận chiến thiên về chống chịu (Binh Nhất, Binh Nhì) và tướng sát thương như lính Đao Bé của Lăng Thống. Binh Nhất là loại lính thiên về sức chống chịu với một lớp giáp, một lớp máu. Đao Bé ngược lại có sức sát thương cận chiến tương đối cao và khả năng đánh lan cùng tấm đánh xa hơn Binh Nhất, tuy nhiên sức khả năng chống chịu thì thua xa Binh Nhất.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Binh lính cận chiến có nên chỉ thiên về khả năng chống chịu

Với cách bố trí quân thông thường, thì lính cận chiến sẽ đứng ở các vị trí đầu tiên, tiên phong, gần quân thù nhất. Mục đích của cách bố trí này là nhằm ngăn cản quân địch tiến sâu vào vị trí bố trí tướng chủ lực và đội hình sát thương tầm xa, sâu hơn nữa là thành trì của mình. Đồng thời, Binh Nhất sẽ cầm chân chúng càng lâu càng tốt, để những tướng đánh xa phía sau có thể tối đa hóa hiệu quả của mình.

Theo “định nghĩa” cơ bản đó, tướng cận chiến phải bảo đảm được yếu tố sống còn là khả năng chống chịu, thì mới có chỗ đứng trong đội ngũ. Vì thế, không ít người đã bỏ ngõ ngay Đao Bé và chỉ tập trung sử dụng Binh Nhất cho đội hình tiên phong này.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Đao Bé sở hữu tầm đánh xa và khả năng đánh lan hiệu quả

Binh Nhất sau khi được nâng cấp thành Binh Nhì có lượng sát thương hơi thấp, nhưng khả năng chống chịu thì tuyệt vời, nhờ có thêm một lớp giáp khá dày từ chiếc khiên. Thông thường, người chơi hay xây dựng dàn Binh Nhất đứng sát địch nhất, làm sao để khi quân chủng chạm vào Binh Nhất là đủ tầm đánh của cả Cung Thủ và Pháp Sư phía sau. Cơ bản, vị trí lính như vậy là tương đối hoàn hảo, vì lượng sát thương của Cung Thủ và Pháp Sư phía sau là khá cao, chưa kể còn có sự hỗ trợ của những kỹ năng phụ bên ngoài và kỹ năng của tướng nữa.

Điều này đồng nghĩa với việc, Đao Bé gần như bị thất sủng trong các đội hình chiến đấu hiện tại. Bởi lẽ, nếu xét về độ trâu, Đao Bé hoàn toàn yếu thế hơn Binh Nhất, chỉ nhỉnh hơn vị tướng này duy nhất về lượng sát thương và tầm đánh.

Tuy nhiên, người chơi đôi khi không để ý, Đao Bé có tầm đánh rộng, xa hơn các vị trí cận chiến khác. Binh Nhất chỉ có thể gây sát thương duy nhất ở 1 ô cạnh mình, nhưng Đao Bé lại có thể gây sát thương với tầm đánh tới 2,5 ô xung quanh. Đối với một vị tướng cận chiến, thì tầm đánh xa của Đao Bé là vô cùng lợi thế. Binh chủng này vừa có thể tiêu diệt lính đối phương ở một khoảng cách an toàn phía sau Binh Nhất, vừa đảm bảo cho khả năng sống sót lâu dài của mình.

Đao Tháp: Thiết lập “đội hình thép” trong chiến trường

Bố trí quân đội hợp lý là mấu chốt của chiến thắng

Chính vì thế, nếu bố trí quân đội hợp lý, người chơi hoàn toàn có thể phối hợp Đao Bé một cách hiệu quả đứng ngay sau Binh Nhất, tạo thành rào chắn thứ hai ngăn cản quân thù. Bởi lẽ, nếu xét cả vệ lượng máu và sát thương, dù gì Đao Bé cũng là tướng cận chiến, nên những con số này cũng thuộc dạng… kha khá.

Như vậy, với 4 cơ chế binh chủng ban đầu này, bạn đã có thể xây dựng một hàng rào phòng thủ “chắc như bàn thạch” cho mọi đối thủ bạn gặp phải. Về sau, không chỉ phụ thuộc vào binh lính, mà tướng lĩnh nào ra trận mới có thể quyết định xem kỹ năng đó phù hợp với hệ thống binh chủng như thế nào, thiên về sát thương hay tăng cường khả năng chống chịu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.