Thỏa thuận lịch sử tại COP21

Một thỏa thuận được nước chủ nhà Pháp đánh giá là “đúng đắn và cân bằng” đã được đại diện 195 quốc gia thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 của LHQ về biến đổi khí hậu - COP21 .

Một thỏa thuận được nước chủ nhà Pháp đánh giá là “đúng đắn và cân bằng” đã được đại diện 195 quốc gia thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 của LHQ về biến đổi khí hậu - COP21.

Lãnh đạo các nước bày tỏ tình đoàn kết sau khi ký thỏa thuận - Ảnh: AFPLãnh đạo các nước bày tỏ tình đoàn kết sau khi ký thỏa thuận - Ảnh: AFP
Rạng sáng 13.12 (giờ VN), Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, người giữ quyền Chủ tịch COP21, đã chính thức gõ búa thông qua bản dự thảo thỏa thuận hội nghị. Đây là kết quả của một cuộc đàm phán căng thẳng trong 2 tuần tại khu triển lãm Le Bourget, ngoại ô Paris.
Theo kế hoạch, dự thảo thỏa thuận tại COP21 sẽ được 196 quốc gia thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu xem xét ký kết vào đầu năm 2016. Nếu có được chữ ký của tối thiểu 55 nước chiếm 55% tổng lượng khí thải toàn cầu, thỏa thuận sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.
Một trong những điều khoản quan trọng nhất của thỏa thuận là giữ cho nhiệt độ trung bình của trái đất không tăng quá 2°C so với giai đoạn 1890 - 1899. Các nhà khoa học cho rằng 2oC là “ngưỡng nguy hiểm” của việc hành tinh Xanh nóng dần lên. Vượt qua ngưỡng này, các hậu quả về sinh thái và môi trường là không thể vãn hồi. Cụ thể, ở mức tăng 3°C, các đại dương sẽ giãn nở, băng tan chảy làm mực nước biển cao lên 60 cm, nhấn chìm nhiều khu vực ven biển. Ngoài ra, khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng ở mức này sẽ làm thời tiết trở nên cực kỳ khắc nghiệt, mùa đông lạnh giá hơn, mùa nè nóng bức hơn, thiên tai, lũ lụt khi có các hiện tượng như El Nino cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Từ đây đến năm 2018, một nhóm chuyên gia độc lập sẽ đánh giá lượng khí thải CO2 tối đa mà thế giới có thể phát thải để giữ được mục tiêu nói trên. Kế đó, các nước sẽ họp bàn để thống nhất một kế hoạch “cùng nỗ lực hạn chế khí thải”. Về lâu dài, mục tiêu sẽ là giảm lượng khí thải carbon 40%, thậm chí 70% vào năm 2050 so với hiện nay. Cứ mỗi 5 năm, mỗi nước sẽ đánh giá lại, một cách tự nguyện, kế hoạch chống biến đổi khí hậu của quốc gia để nếu cần thì “gia tăng nỗ lực” để đạt được mục tiêu chung.
Văn kiện vừa được thông qua tại Paris là thỏa thuận toàn cầu và mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên trong lịch sử về chống biến đổi khí hậu. Các tổ chức và chuyên gia về môi trường đều đánh giá đây là một bước tiến quan trọng, tuy rằng có một số điểm quan trọng đã phải bị sửa đổi vào giờ chót để tránh nguy cơ thất bại hoàn toàn.
VN hoan nghênh Thỏa thuận Paris
Ngày 13.12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình cho biết VN hoan nghênh việc COP21 đã nhất trí thông qua Thỏa thuận Paris vào tối 12.12 (giờ Paris). VN xem đây là bước mở đầu cho một giai đoạn mới về ứng phó với biến đổi khí hậu và là một bước tiến hết sức quan trọng trong nỗ lực chung nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất trong thế kỷ 21.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.