Sớm nhận biết các triệu chứng của thoái hóa khớp là cách chủ động ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Phát minh gần đây trong ngành sinh học phân tử của Viện InterHealth (Mỹ) đã mang đến cơ hội điều trị bệnh từ gốc cho hàng trăm triệu người mắc bệnh này.
Bệnh phổ biến và gây tổn thất lớn
Thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm ngay từ sau tuổi trưởng thành nên hay bị bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, đến khi nhận biết rõ thì bệnh đã khá nặng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, thoái hóa khớp là một trong mười bệnh gây tàn phế hàng đầu. Ước tính khoảng 33% số người bị thoái hóa khớp có nguy cơ tàn phế nghiêm trọng, 80% bị hạn chế trong vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.
Tại VN, gần 4 triệu người đang mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp. Nữ giới thường bị thoái hóa khớp sớm hơn, khoảng trên dưới 40 tuổi, chủ yếu gặp ở khớp gối và các khớp nhỏ ở bàn tay. Nam giới thường bị thoái hóa khớp cột sống nhiều hơn.
Không chỉ gây tàn phế, giảm chất lượng sống của người bệnh, thoái hóa khớp còn khiến tổn thất chi phí rất lớn. Thống kê của Hiệp hội Thấp khớp Mỹ cho thấy, tính riêng tại nước này, các bệnh khớp gây tiêu tốn 128 tỷ USD mỗi năm, bao gồm chi phí điều trị và các tổn thất gián tiếp khác. Tính cả thế giới (trong đó có VN), tổng mức chi phí và tổn thất có thể lên hàng ngàn tỷ USD.
Không khó nhận biết bệnh từ sớm
Thoái hóa khớp có thể phòng và điều trị từ gốc, ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng về sau. Các khớp lớn vì phải chịu áp lực cao (như khớp gối, khớp háng, khớp vai…) nên thường bị thoái hóa sớm hơn.
Triệu chứng rõ nhất của thoái hóa khớp gồm: đau tại khớp, nghe thấy tiếng lụp cụp khi cử động, có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi chuyển tư thế, phải co duỗi khớp trong vài một vài phút mới trở lại vận động bình thường.
Trong thoái hóa khớp gối, tùy theo vị trí cụ thể bị tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện như là đau khi lên cầu thang và đỡ đau hơn khi đi đường bằng, đau khi ngồi xổm hoăc khi đứng lâu...
Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết thay đổi, các triệu chứng của thoái hóa khớp càng nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, hơn 60% bệnh nhân thoái hóa khớp cảm thấy các triệu chứng tăng nặng nề hơn vào những ngày mưa gió, áp suất khí quyển thấp, trời lạnh...
Khi bệnh nhân có các triệu chứng như đau tại khớp hoặc khó vận động, cứng khớp khi thay đổi tư thế hoặc vào buổi sáng, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Phát minh quan trọng của ngành sinh học phân tử
Trên cơ sở nhận biết nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp là do sụn khớp bị hư tổn và việc phát hiện ra cơ chế tự hủy sụn của cơ thể khi sụn bị thoái hóa (bất kể sụn lành hay hư do hệ miễn dịch nhận lầm sụn là các kháng nguyên có hại), phát minh gần đây trong ngành sinh học phân tử của Viện InterHealth (Mỹ) đã mang đến tin vui cho hàng trăm triệu người, khi mở ra cơ hội ngăn ngừa và điều trị bệnh từ gốc.
Đó chính là Collagen type 2 không biến tính, một phát minh của công nghệ sinh học phân tử duy nhất kích hoạt được tế bào T-điều hoà, đáp ứng miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá huỷ sụn khớp tự nhiên của cơ thể. Collagen type 2 không biến tính kích thích cơ thể tự sửa chữa sụn khớp hư tổn và sản sinh sụn khớp thay thế, giúp giảm đau một cách tự nhiên, phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả. Nhiều thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân thoái hóa khớp đã chứng tỏ hiệu quả và tính an toàn của Collagen type 2 không biến tính.
Việc phát hiện sớm các triệu chứng và nuôi dưỡng sụn khớp đúng cách, kịp thời sẽ mang lại cơ hội ngăn chặn thoái hóa khớp hiệu quả, làm giảm nguy cơ tàn phế trong tương lai.
PGS-BS Nguyễn Thị Ngọc Lan
(Nguyên Trưởng khoa Cơ-Xương-Khớp BV Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học VN)
>> Thoái hóa khớp được điều trị từ gốc - thành tựu của ngành sinh học phân tử
>> Đối phó với bệnh thoái hóa khớp khi giao mùa
>> Mưa và lạnh, kẻ thù của người mắc thoái hóa khớp
Bình luận (0)