Bộ Y tế đề nghị người dân lưu ý khi mua và sử dụng các sản phẩm test nhanh lưu hành trên thị trường phải có nguồn gốc rõ ràng: thuộc danh mục sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và giấy phép nhập khẩu theo đúng thông tin về chủng loại, hãng sản xuất, có nhãn mác đầy đủ thông tin theo quy định, và có tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
Theo Trung tâm hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), để tránh lãng phí, tránh đầu cơ, đẩy giá bán, người dân sử dụng test nhanh trong các trường hợp sau đây:
Đối với người xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm Covid-19: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp…
Đối với người được xác định là F0: Xét nghiệm test nhanh kháng nguyên Covid-19 sau thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày. Người bệnh có thể tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện từ xa.
Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định. Tại thời điểm này có thể xét nghiệm bằng test nhanh.
Test nhanh kháng nguyên giảm độ nhạy trước biến thể Omicron |
Đối với người được xác định là F1: Nếu F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1, thì test nhanh Covid-19 tại thời điểm xác định là F1, và sau khi thực hiện đủ cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú.
Nếu F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì test nhanh Covid-19 tại thời điểm xác định là F1 và sau khi thực hiện đủ cách ly 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú.
Nhiều người dân lo lắng quá mức đã thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 hằng ngày. Lưu ý, việc test nhanh hằng ngày không giúp khỏi bệnh nhanh hơn, và cũng không rút ngắn thời gian cách ly.
Trẻ em mắc Covid-19 nhập viện tại TP.HCM gia tăng |
F1 cần cách ly bao lâu?
Theo Công văn 11042/BYT-DP của Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp với F0: bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 m hoặc trong không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 m hoặc trong không gian hẹp, kín với F0.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 mà không sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân.
Thời kỳ lây truyền của F0 được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30.
Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác? |
Theo Công văn 762/BYT-DP của Bộ Y tế, thời gian cách ly đối với F1 được quy định như sau:
a) F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng Covid-19 (liều cuối tiêm trong ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng: Thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú.
b) F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin Covid-19: Thực hiện cách ly y tế 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú.
Bình luận (0)