Nhưng ở người không có triệu chứng, test nhanh có độ chính xác chỉ đạt 58%, theo một nghiên cứu tổng quan được công bố vào tháng 3, theo Scientific American.
Test nhanh Covid-19 tại nhà |
Shutterstock |
Tại sao lại như vậy?
Vấn đề là thời điểm xét nghiệm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu xét nghiệm trong tuần đầu tiên có triệu chứng, nghĩa là từ 5 - 7 ngày, sẽ phát hiện được trung bình 78% trường hợp, nhưng đến tuần thứ hai mới làm xét nghiệm - nghĩa là quá 7 ngày, chỉ còn 51%, theo Scientific American.
|
Covid-19 sáng 17.12: Cả nước 1.493.237 ca | Dịch bệnh ở phía Nam đang rất phức tạp |
Vậy phải làm sao để có kết quả chính xác hơn?
Các test nhanh rất thuận tiện để xét nghiệm Covid-19 trước khi đi du lịch, trước khi tham dự một sự kiện, hoặc thậm chí đi làm hoặc đi học, đặc biệt đối với người đang có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình.
Cách tốt nhất để tăng cơ hội phát hiện bệnh chính xác hơn là làm lại test nhanh định kỳ sau một khoảng thời gian.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy làm xét nghiệm 3 ngày một lần chính xác đến 98%, theo Scientific American.
Những người test nhanh dương tính nên làm lại xét nghiệm PCR.
Xét nghiệm âm tính có thể giảm bớt lo lắng, nhưng những người có triệu chứng vẫn nên theo dõi để có xét nghiệm chính xác hơn.
Người có nồng độ virus trong mũi rất thấp nên làm cả hai xét nghiệm cùng lúc mới có thể phát hiện dương tính, thường là từ xét nghiệm PCR.
Người mới nhiễm bệnh nếu làm test nhanh, có thể không phát hiện được vì virus chưa đủ thời gian để nhân lên trong mũi, theo Scientific American.
Về vấn đề này, test nhanh chỉ cho kết quả dương tính khi lượng virus đạt đến ngưỡng lây nhiễm, ngay khi mới nhiễm bệnh thường không phát hiện được.
Nhưng tiến sĩ Omai Garner, Phó giáo sư Giám đốc Vi sinh lâm sàng trong Hệ thống Y tế Đại học California (Mỹ), cảnh báo rằng các test nhanh phát hiện được rất ít trường hợp nhiễm bệnh ở người không có triệu chứng. Thậm chí nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) còn nhận thấy một loại test nhanh chỉ phát hiện được 41% người nhiễm bệnh không có triệu chứng, theo Scientific American.
Tiến sĩ Clare Rock, Phó giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết đối với các tình huống nhiều ngày như đi làm hoặc đi học trong suốt cả tuần, lý tưởng nhất là nên làm test nhanh hằng ngày hoặc ít nhất là làm ngẫu nhiên để có khả năng phát hiện nhiễm bệnh trong khoảng thời gian giữa các lần làm test nhanh và phát hiện bệnh khi tải lượng virus tăng đến mức có thể phát hiện được, so với lần test đầu tiên. Tuy nhiên, làm như vậy thì có thể tốn kém, theo Scientific American.
Test nhanh phát hiện được ít trường hợp nhiễm bệnh ở người không có triệu chứng |
Shutterstock |
Các test nhanh cũng có nguy cơ dẫn đến dương tính giả, đặc biệt là ở những khu vực có mức độ lây truyền trung bình hoặc thấp. Những trường hợp này cũng nên làm thêm xét nghiệm PCR.
Nhưng kết quả âm tính giả phổ biến hơn. Ngoáy mũi không đúng cách hoặc đọc kết quả xét nghiệm trước hoặc sau khoảng thời gian được chỉ định cũng có thể cho kết quả không chính xác.
CDC Mỹ khuyến cáo những người có triệu chứng nếu test nhanh âm tính cũng nên làm thêm xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ, theo Scientific American.
Chỉ nên xem các test nhanh tại nhà là biện pháp phòng ngừa bổ sung, không nên chủ quan.
Bình luận