• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Thói quen với chất tái chế sẽ thay đổi?

25/04/2016 09:30 GMT+7

Đến hẹn lại lên, ngày hội tái chế chất thải lần 9 do Sở Tài nguyên & Môi trường cùng nhiều ban ngành, đoàn thể tổ chức với chủ đề “Sản xuất và tiêu dùng bền vững” đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động, thu hút 17 doanh nghiệp, tổ chức và không ít người dân tham dự.

Bài: Lê Phan - Ảnh: Lê Phan

 

Trước đó, rất nhiều hoạt động tuyên truyền, cuộc thi, hội thảo cũng đã được tổ chức để chương trình lan sâu và rộng hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống, hướng tới xã hội sản xuất và tiêu dùng bền vững của người dân và doanh nghiệp trong địa bàn thành phố TP.HCM.

 

Thúc đẩy “xanh hóa”

Phát biểu khai mạc, ông Võ Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường cho rằng, trong những năm trở lại đây, TP.HCM đang phải đối mặt với áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hóa đi liền với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Đây là những vấn đề đặt ra thách thức với chính quyền và cả cộng đồng phải có nhiều giải pháp hữu ích ứng phó với những vấn đề nhức nhối trên. “Với mục tiêu xây dựng thói quen 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng) chúng tôi hy vọng rằng sẽ tác động tới nhận thức, thói quen của nhân dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn rằng, thông qua chương trình sẽ tạo được cầu nối gồm: chính quyền, doanh nghiệp, người dân hướng đến tăng trưởng xanh bền vững.” - ông Thắng chia sẻ.

 

ngay-hoi-tai-che-01

Những sản phẩm nhiều sắc màu tại “Ngày hội tái chế chất thải” lần 9

 

Qua 9 năm tổ chức, ngày hội đã trở thành điểm đến quen thuộc và ít nhiều tác động nên thói quen 3T của một bộ phận người dân. Chị Trần Thị Hồng (41 tuổi, Q.7) 9 năm liên tục tham gia chương trình chia sẻ: “Năm nào cả nhà tôi cũng tham gia ngày hội này. Mặc dù phần quà tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ý thức của các con tôi. Mỗi lần uống sữa, các cháu đều biết rửa sạch rồi gom lại để dành”. Lần thứ 2 tham dự cùng ngày hội, bạn Trần Minh Ngọc, SV Trường Đại học Sài Gòn, cho biết, “Nhờ ngày hội tái chế chất thải mà những rác thải điện tử như chuột, bàn phím hay bóng đèn, tụi mình có chỗ để tập trung lại thay vì không biết vất ở đâu”.

Được biết, toàn bộ chất thải trong “Ngày hội tái chế” sẽ được phân loại, tái chế hoặc xử lý theo đúng quy định nếu là chất thải nguy hại hoặc không tái chế được.  

 

ngay-hoi-tai-che-02

 Triển lãm đồ tái chế của các em học sinh

 

Những điều còn để ngỏ

Một trong những thành quả lớn nhất của “Ngày hội tái chế chất thải” sau 9 năm tổ chức chính là hình thành nên thói quen phân loại chất thải của người dân. Tuy nhiên, như nhiều chương trình hoạt động xã hội khác, phạm vi của chương trình thực sự còn khá giới hạn. Chị Nguyễn Thị Kim T. (Q.4) cho biết, chị biết đến chương trình là nhờ trường học của con, trong xóm của chị không mấy người quan tâm đến ngày hội này. “Mình cũng rủ rê, vận động nhưng có thể người ta không thích hoặc thấy mất thời gian thì cũng đâu biết làm cách nào.” Trong khi đó, nói về hạn chế của Ngày hội lần 9, chị Trần Thị Hồng bày tỏ nguyện vọng: “Năm trước, đổi pin thì được lấy pin mới về xài. Năm nay quy ra nước ngọt hết, lỉnh kỉnh nước ngọt, tôi không ưng cho lắm vì uống nhiều nước có gas không tốt.”

 

ngay-hoi-tai-che-03

Chị Trần Thị Hồng cùng gia đình 9 lần liên tiếp tham gia ngày hội

 

Ông Tống Văn Thơm – người đàn ông từng được báo đài săn đón vì đôi tay biến rác thành những vật dụng đáng yêu, có thể tái sử dụng, sau 4, 5 lần tham dự chương trình – cho biết: “Điều tôi mong mỏi nhất là góp nên tiếng nói để người dân mình ý thức hơn trong việc sử dụng đồ dùng, hạn chế thải ra môi trường những thứ còn tốt, còn dùng được. Để rồi, từ đó, có những chính sách hỗ trợ hợp lý hơn cho người làm công tác thu gom rác thải chúng tôi. Thế nhưng, mấy năm rồi, chúng tôi không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào.” Nói đoạn ông chìa ra những chiếc hộp bút bằng gỗ rất đẹp: “Ngay như mấy hộp bút này, trước giờ tôi làm chỉ để tặng nhưng giờ tôi bán 10.000 đồng một hộp để gom tiền đó hỗ trợ một thành viên trong nghiệp đoàn rác bị tai nạn. Tôi già rồi, chắc đây là năm cuối tôi tham gia chương trình.”

Thiết nghĩ, nhà tổ chức cần có những hoạt động thiết thực hơn để “lôi kéo” người dân tham gia. Về mặt truyền thông cũng cần phải tuyên truyền rộng rãi, thiết thực hơn, chẳng hạn như mời một người nổi tiếng có sức ảnh hưởng gởi gắm thông điệp. Song song đó là những chính sách hỗ trợ hợp lý cho người làm công tác thu gom rác thải, bảo vệ môi trường. Có như vậy thì mới hy vọng “Ngày hội tái chế chất thải” đến với người dân một cách sâu rộng.

 

ngay-hoi-tai-che-04

 Ông Tống Văn Thơm đang hướng dẫn một “vị khách” tò mò về những món hàng của ông

 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng cao, tăng trưởng kinh tế là một đòi hỏi tất yếu đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tăng trưởng nếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên mà chậm đổi mới công nghệ hoặc không quan tâm, đầu tư cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm sẽ dẫn đến các hệ lụy về môi trường, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường,… Làm thế nào để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng đời sống xã hội nhưng vừa bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường trong lành cho thế hệ mai sau là vấn đề quan tâm và thách thức hàng đầu không chỉ của chính quyền mà còn đối với cộng đồng.

Trong tham luận tại Hội thảo “Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới tăng trưởng xanh”, nhà báo Phùng Thị Ái Vân nhấn mạnh vai trò tiêu dùng xanh của cộng đồng: “Phát triển bền vững cần có sự hưởng ứng từ phía cộng đồng. Lối sống thân thiện môi trường, thói quen tiêu dùng bền vững của người dân sẽ góp phần định hướng và thúc đẩy các doanh nghiệp xanh hóa sản xuất.”

 

 

Top
Top