Hôm qua, hơn 150.000 thí sinh TP.HCM và Hà Nội tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong đó đề thi môn văn ở TP.HCM được đánh giá có tính sáng tạo, gần gũi và tạo cảm xúc cho học sinh.
>> Tuyển sinh lớp 10: Gợi ý giải đề thi môn tiếng Anh, toán
>> Gợi ý giải đề thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM, Hà Nội
>> Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Đề Toán phân loại được thí sinh
>> Đề thi toán lớp 10 ở Hà Nội có một số câu khó hơn năm trước
Học sinh thi vào lớp 10 tại TP.HCM thoải mái sau khi thi môn văn (ngày 11.6) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
|
Môn thi đầu tiên trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay tại TP.HCM tạo cho thí sinh (TS) niềm phấn khởi.
|
Đó là những cảm xúc khi Quốc ca VN vang lên trong đấu trường SEA Games do bạn đọc viết được đăng trên Báo Thanh Niên ngày 8.6, có tính thời sự và mang đến cho học sinh cảm xúc khi làm bài. Yêu cầu của câu nghị luận văn học không làm khó TS nhưng tạo hướng giải quyết rất mới mà học sinh chưa tiếp xúc. Tương tự, TS Lê Quốc Đông Quỳnh, hội đồng thi Trường THPT Trưng Vương (Q.1), hào hứng cho rằng đề thi vừa sức và nội dung câu hỏi 1 hay, sự kiện đang diễn ra rất gần gũi với thực tế.
Giáo viên Huỳnh Lê Ý Nhi, Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú), nhận định đề thi vừa sức, khuyến khích sự cảm thụ văn học của học sinh. Về câu hỏi về nghị luận văn học, giáo viên này cho rằng có điểm mới, thay đổi cách ra đề truyền thống. Theo đó, học sinh vẫn quen phân tích khổ thơ hay đoạn văn cho sẵn nhưng năm nay học sinh còn có thể liên hệ với một khổ thơ khác có cùng đề tài. Vì vậy, nếu an toàn, TS chọn khổ thơ đầu tiên trong bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải để phân tích về bức tranh thiên nhiên. Còn với học sinh khá giỏi, có sự mạnh dạn, sáng tạo, đột phá thì có thể chọn đoạn thơ bất kỳ mà mình đã học hoặc bài thơ mà mình yêu thích để khơi gợi tình yêu thiên nhiên, văn chương.
Về môn ngoại ngữ thi buổi chiều, hầu hết TS đều cho rằng đề thi tiếng Anh khá dễ. Thậm chí những thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) chỉ làm bài trong vòng 15 phút. Do vậy, qua 2 môn thi, nhiều học sinh cho rằng điểm chuẩn năm nay sẽ cao.
Đề thi của Hà Nội với cách hỏi quen thuộc
Về đề thi văn của Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Dương, Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM), cho rằng đề thi năm nay cấu trúc giống như đề thi những năm trước, gồm 2 phần liên quan đến 2 đoạn trích trong 2 tác phẩm văn học.
Việc nghị luận xã hội và văn học không đòi hỏi phải viết thành bài hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu viết đoạn văn trong phạm vi khoảng 12 câu (nghị luận văn học) hoặc nửa trang giấy thi (nghị luận xã hội), sẽ rất thuận lợi cho TS khi làm bài, giúp TS không phải vội vã, căng thẳng khi viết.
Bên cạnh những câu hỏi tương đối dễ: tên bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, đề cũng có những yêu cầu khó, ví dụ câu 2 phần I, câu 3 phần I và câu 2 phần II, vì nó đòi hỏi TS không chỉ nhớ mà còn phải hiểu mới trả lời đúng yêu cầu của đề. Câu nghị luận xã hội đề cập đến một vấn đề tuy không mới nhưng thiết thực, gần gũi. Vấn đề có thể sẽ được học sinh nhận thức, suy nghĩ với những mức độ và nội dung khác nhau. Câu hỏi yêu cầu TS phải có cách trình bày để biểu hiện rõ suy nghĩ của bản thân, do đó thí sinh sẽ bộc lộ trình độ của mình qua đoạn văn được viết.
Câu nghị luận văn học có cách hỏi quen thuộc như các đề thi năm trước. Đoạn văn viết phải đáp ứng những yêu cầu về mặt hình thức (lập luận diễn dịch, phép thế, câu cảm thán). Ngoài ra, đoạn văn còn phải đáp ứng yêu cầu về nội dung: làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cả trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên. Đây là một điều không dễ đối với TS.
Đề thi phù hợp với trình độ học sinh, với nội dung chương trình, có mức độ khó từ thấp đến cao cho nên rất phù hợp với yêu cầu của một đề tuyển sinh.
Cột mốc kỷ lục
Đề môn văn thi tuyển lớp 10 ở TP.HCM ngắn gọn, súc tích. Từ cấu trúc đề thi đến thang điểm đều hợp lý, không có gì đánh đố, vì hầu hết các thí sinh đã được làm quen trong quá trình học... Nhận định chung thì đề thi tương đối dễ, thí sinh có lực học trung bình dễ dàng đạt điểm 5.
Đề mang tính thực tiễn và có giáo dục cao. Các câu hỏi đều hướng đến những đề tài gần gũi, thiết thực mà rất ý nghĩa. Đó là việc hát Quốc ca VN và lòng yêu nước (câu 1); thần tượng của tuổi mới lớn và sự vô cảm với người thân trong gia đình (câu 2).
Tính phân loại thể hiện ở cách ra đề theo hướng mở, phát huy năng lực cảm thụ, sáng tạo, kỹ năng làm bài, bày tỏ quan điểm, chính kiến của thí sinh hơn là nắm vững kiến thức giáo khoa. Phân loại nhất là ở các vế ý trong từng câu hỏi và yêu cầu về bố cục bài làm. Ví dụ ở câu 2, thí sinh phải kết hợp 2 vấn đề thần tượng của giới trẻ và thái độ sống vô cảm với người thân. Nếu thiếu một trong hai thì sẽ mất điểm. Hoặc ở câu 3, phải có khả năng cảm thụ văn học và kỹ năng làm bài so sánh đối chiếu...
Điểm thú vị nhất của đề thi là ở tính thời sự nóng hổi của nó. Đó là sự kiện thể thao SEA Games đang diễn ra. Bài viết ngày 8.6 về Cảm xúc SEA Games 28 trên Báo Thanh Niên đã đưa vào đề thi ngày 11.6. Nghĩa là chỉ có hơn một ngày cho sự chuẩn bị và hoàn tất đề thi. Quả là Sở GD-ĐT TP.HCM đã ghi một cột mốc kỷ lục!
Trần Ngọc Tuấn
|
Bình luận (0)