Từ đầu tháng 6 đến nay tỉnh Đắk Nông có 12 ca mắc bạch hầu, trong đó có một trẻ tử vong do biến chứng nặng. Tỉnh Kon Tum có 6 ca điều trị đã khỏi. TP.HCM cũng đã có 1 ca mắc bệnh bạch hầu.
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Trung Triệu, Phó trưởng khoa Cấp cứu hồi - sức tích cực - chống độc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae gây ra. Bạch hầu có nhiều loại: bạch hầu mũi, bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản, bạch hầu ác tính.
Biểu hiện ban đầu của bạch hầu là viêm mũi họng, có giả mạc (giả mạc màu trắng xám, dày, dai, lan nhanh, khó tróc ở vùng mũi, hầu họng, amidan), nuốt đau, gây bít tắt đường thở (điều trị cần mở khí quản khai thông đường thở), nổi hạch cổ.
Với các bạch hầu thể nhẹ, nếu không điều trị có thể diễn tiến thành bạch hầu ác tính. Nguyên do vi trùng tiết độc tố nên phải sử dụng kháng độc tố, thuốc kháng sinh và điều trị biến chứng.
“Bạch hầu ác tính có biến chứng tắc nghẽn hô hấp, viêm cơ tim, biến chứng suy thận (tuần 1 - 2 của bệnh), biến chứng thần kinh (tuần 3 - 4 của bệnh). Biến chứng thần kinh, thận có thể hồi phục được nhưng biến chứng tim gây tổn thương vĩnh viễn, sau này có thể bị suy tim”, bác sĩ Huỳnh Trung Triệu nói.
|
Một khi bệnh nhân bạch hầu đã biến chứng thì biến chứng đến đâu hỗ trợ đến đó, thời gian điều trị kéo dài đến 1-2 tháng. Chi phí điều trị cao do thời gian điều trị kéo dài và cần dùng nhiều biện pháp hỗ trợ như: đặt máy tạo nhịp, lọc máu liên tục, điều trị nhiễm trùng bệnh viện…
Cũng theo bác sĩ Huỳnh Trung Triệu, bệnh bạch hầu hiện ít xảy ra nên kinh nghiệm điều trị ở tuyến dưới còn hạn chế, nên khi có ca bệnh thì bệnh tuyến trên như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đến hỗ trợ.
Hàng năm BV Bệnh nhiệt đới tiếp nhận 1 - 2 ca bạch hầu ở các tỉnh, đều là những ca biến chứng nặng.
“Những quan niệm sai lầm khi điều trị bạch hầu là nghĩ sốt càng cao thì bệnh càng nặng, giảm hay bớt sốt là bệnh bớt. Nhưng với bệnh này có thể chỉ sốt nhẹ, có khi không sốt, nhưng biến chứng tim, thận, thần kinh có thể xảy ra muộn”, bác sĩ BS Huỳnh Trung Triệu lưu ý.
“Bệnh bạch hầu từ người lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Người mang vi khuẩn cư trú ở hầu họng không biểu hiện bệnh lây cho người không có miễn dịch, chưa được tiêm ngừa. Tốt nhất là đừng để mắc và mắc thì biến chứng để xảy ra về lâu dài”, BS Huỳnh Trung Triệu khuyến cáo.
Lịch tiêm vắc xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng quốc giaCục Y tế dự phòng khuyến cáo, cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch. Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi; mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
|
Bình luận (0)