Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 10 trẻ đuối nước tử vong. Nạn nhân gần đây nhất là bé Huỳnh Quốc Quý (11 tuổi, ngụ xã Tân Phước, H.Lai Vung), trong lúc rửa trái cây ở bờ sông bị té ngã xuống nước, khi người nhà phát hiện em đã tử vong. Song, xót xa nhất là trường hợp gia đình anh Trần Văn Lam (ngụ TX.Hồng Ngự), trong cùng một ngày 3.2, cả 3 đứa con của anh gồm 2 bé gái và 1 trai ra sông chơi rồi chết đuối.
tin liên quan
Hai học sinh đuối nước thương tâm dưới hồ tướiNguyên nhân sâu xa và cốt lõi nhất là nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm trong việc phòng ngừa trẻ em đuối nước, xung quanh nhà không có hàng rào; lu, hũ để trong nhà không có nắp đậy; không cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ để biết phòng ngừa bị đuối nước khi tắm sông, đùa giỡn hoặc đến chơi gần các hố, bờ sông, công trình xây dựng...
Ngoài ra, do gia đình nghèo, cha mẹ mãi lo công việc, đi làm thuê, để trẻ em ở nhà một mình hoặc nhờ ông bà lớn tuổi trông giữ; trong dịp nghỉ hè, các em phải tham gia phụ giúp gia đình những công việc của người lớn như ra đồng, chăn nuôi, đi sông nước bắt cá, cua, ốc…
Một nguyên nhân khác dẫn đến trẻ bị đuối nước, kể cả trẻ biết bơi và trẻ không biết bơi do đa phần trẻ không được dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường sống, an toàn trong môi trường dưới nước, biết cách xử lý tình huống khi té ngã xuống nước hoặc biết cách cứu đuối.
tin liên quan
Thương tâm 3 cháu bé chết đuối dưới aoKiến nghị Sở VH-TT-DL tăng cường các hoạt động dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em tại các cơ sở dịch vụ dạy bơi, tại cộng đồng, trường học; tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch xây dựng thêm nhiều hồ bơi ở cộng đồng (quan tâm ưu tiên các địa phương khó khăn); có kế hoạch hỗ trợ kinh phí nhất định cho việc duy trì hoạt động của các hồ bơi được nhà tài trợ hỗ trợ hoặc các hồ bơi huy động sự đóng góp của cá nhân ở cộng đồng.
Còn đối với UBND cấp huyện, cấp xã, cần kiểm tra, giám sát các điểm vui chơi, các sân bãi, khu vực thường xuyên có trẻ em hay tập trung có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước; sớm nhận diện nguy cơ đuối nước để có biện pháp phòng ngừa, chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên đến nhà nhắc nhở các gia đình sống gần nơi có nguy cơ đuối nước cao như sông, rạch, ao, hồ …
Chỉ đạo vấn đề này, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD-ĐT rà soát, đánh giá lại các điểm giữ trẻ, những điểm giữ trẻ thực sự cần thiết thì phải tiếp tục duy trì; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư hồ bơi, tăng cường dạy bơi và chuẩn hoá chất lượng giảng dạy.
Ông Bửu yêu cầu trong công tác truyền thông phải chú ý vào các hộ ở vùng nông thôn, sống gần sông rạch có nguy cơ rủi ro đối với trẻ, để nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc, phòng chống đuối nước cho trẻ em...
Bình luận (0)