Những ký ức buồn
Cuối năm 1982, bà Triệu Thị Nọi rời xã Xuân Giang (H.Văn Quan, Lạng Sơn) vào Kon Tum lập nghiệp. Ngày đó, tuy mới 31 tuổi nhưng vợ chồng bà Nọi là những người “giàu con” nhất trong làng (5 trai, 2 gái). Đông con, ruộng đất chật hẹp không đủ trồng cây lúa, củ khoai để bảo đảm cuộc sống gia đình, vợ chồng bà đã quyết định tìm nơi an cư mới.
Trưởng thôn Hoàng Văn Ngoan chia sẻ thêm, Đăk No có 62 hộ dân với gần 230 nhân khẩu. Do sinh đẻ có kế hoạch, dành thời gian và công sức cho lao động sản xuất, vay vốn ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế gia đình nên nhiều gia đình đã khấm khá. Hiện tại, trong thôn có 46 gia đình vay vốn phát triển sản xuất với tổng dư nợ gần 3 tỉ đồng. Cây trồng chủ yếu ở đây là cà phê, cao su, bời lời, mía, mì (sắn), lúa, điều, mắc ca, hồ tiêu… Nếu như năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn là 18,5% thì nay đã giảm xuống chỉ còn 4,83%. Cuộc sống của bà con khá giả, việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương cũng thuận lợi và đạt kết quả tốt. Đến nay, tất cả các con đường trong thôn đều được bê tông hóa, góp phần đi lại thuận lợi hơn.
|
Cũng như bà Nọi, vợ chồng ông Trần Văn Coóng phải rời H.Văn Quan vào Kon Tum lập nghiệp vì cuộc sống hằng ngày nơi quê hương chỉ làm quen với cháo ngô. Đất chật, đông con, vợ chồng ông cũng đã quyết định chọn thôn Đăk No làm nơi sinh sống của gia đình. Ngày vào Đăk No, ông Coóng là người “giàu con” thứ nhì trong thôn khi mới 29 tuổi nhưng có đến 5 đứa con. Rời Lạng Sơn đến Kon Tum, thấy cuộc sống có phần thuận lợi, vợ chồng ông quyết định sinh thêm ba đứa nữa và trở thành người “giàu con” nhất trong làng. Tuy cuộc sống có phần thuận lợi hơn, nhưng làm lụng quanh năm, cái đói, cái nghèo vẫn không thôi đeo bám.
Gia đình bà Nọi, ông Coóng là 2 trong gần 20 hộ gia đình rời Văn Quan vào Kon Tum trong thập niên 80. Họ là những gia đình vào Đăk No lập nghiệp mang theo ký ức buồn vì sinh đẻ quá nhiều. Trưởng thôn Đăk No, ông Hoàng Văn Ngoan, chia sẻ trong số những hộ dân vào đây sinh sống từ năm 1982 - 1987, gia đình nào cũng đông con; hộ ít nhất cũng có từ 3 - 5 đứa, một số gia đình từ 5 - 7, thậm chí 8 đứa con. Tuy chuyển vào Đăk No lập nghiệp, nhưng cuộc sống không kém phần vất vả do đẻ quá nhiều.
|
Đổi thay nhờ... đẻ ít
Không như những người thế hệ trước, lứa tuổi 7X, 8X và 9X ở thôn Đăk No hôm nay đã nhìn gương các bậc cha anh trước đây để rút ra bài học cho riêng mình. Họ xác định sinh đẻ ít để bảo đảm cuộc sống đầy đủ cho con cái mình sinh ra; để những đứa con của họ có điều kiện sống tốt, được ăn mặc đầy đủ và đủ các điều kiện để đến trường.
Nhân rộng ra các thôn làngTheo ông Huỳnh Hữu Phước, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tụ, từ năm 2013 đến nay, thôn Đăk No không có trường hợp sinh con thứ ba. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của thôn giảm đáng kể. Địa phương phấn đấu đến hết năm 2020 thôn Đăk No không còn gia đình nào thuộc diện hộ nghèo. Trong thời gian tới, xã Ngọc Tụ xác định từ những hiệu quả đạt được của Đăk No sẽ nhân rộng ra các thôn làng còn lại trên địa bàn xã.
|
Vợ chồng anh Diễn đã đầu tư vốn liếng tiết kiệm được để mở cửa hàng sửa chữa xe máy. Sau gần chục năm hành nghề, hai vợ chồng đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được đầy đủ vật dụng phục vụ cho cuộc sống như xe máy, ti vi; con cái được đi học đúng độ tuổi; cuộc sống thuộc diện khá giả nhất nhì trong làng, mặc dù gia đình chỉ có 3 sào ruộng nước. Hiện tại, hai con của vợ chồng anh Diễn đang học lớp 8 và lớp 9. Các cháu chăm ngoan, học giỏi, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ và thầy cô.
Khi được hỏi: “Bây giờ cuộc sống đã tương đối khá giả, vợ chồng có dự định sinh thêm?”, chị Co chia sẻ: “Sinh đẻ thêm, không có điều kiện cho con ăn học thì khổ lắm. Tuy chỉ hai đứa con, nhưng mình đảm bảo đầy đủ cho cuộc sống của con cái là mừng rồi”.
Rời gia đình chị Co, chúng tôi tìm đến nhà vợ chồng anh Trần Văn Sơn (32 tuổi) và chị Hoàng Thị Xuôi (36 tuổi). Đây cũng là gia đình hai con ở Đăk No. Trong ngôi nhà cấp 4 được xây dựng khang trang, chị Xuôi cho biết: Hai vợ chồng cưới nhau đã được 10 năm. Năm 2011, con gái đầu lòng chào đời; bốn năm sau, chị sinh thêm đứa con trai. Sau khi sinh đủ hai con, vợ chồng chị Xuôi quyết định không sinh thêm nữa để ổn định cuộc sống. “Nhà chỉ có 2 sào ruộng, 8 sào đất trồng cà phê; nếu sinh đẻ thêm sẽ không có điều kiện để đảm bảo cho cuộc sống của con sau này thì khổ lắm”, chị Xuôi nói.
Chị Xuôi còn cho biết thêm, chị là con dâu thứ tư trong gia đình, các anh trai của chồng đều chỉ đẻ hai con, cuộc sống của các gia đình này đều có của ăn của để. Họ là tấm gương trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để chị Xuôi và các gia đình trẻ ở Đăk No học tập.
|
Bà Hoàng Thị Hồng, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Đăk No, cho biết toàn thôn hiện có 40 chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Qua tuyên truyền vận động, chị em đều cam kết không sinh con thứ ba. Hiện tại, phụ nữ Đăk No đang thực hiện mô hình “Không sinh con thứ ba” với 27 thành viên tham gia. Từ khi thành lập (năm 2013) đến nay, mô hình này hoạt động hiệu quả, không có ai vi phạm. Không chỉ thành viên tham gia mô hình, tất cả chị em phụ nữ trong thôn không có ai sinh con thứ ba. Sau khi sinh đủ hai con, họ tập trung cho lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Qua tìm hiểu cuộc sống của bà con dân tộc Nùng ở thôn Đăk No, nơi có những ký ức buồn của thế hệ già, những suy nghĩ và việc làm đúng của các gia đình trẻ; chứng kiến cuộc sống mới của họ đã và đang đổi thay từng ngày, có thể khẳng định rằng bên cạnh việc biết tính toán làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, “đẻ ít” cũng là nguyên nhân chính để họ có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Bình luận (0)