Theo đó, sau khi mời tham gia khảo sát hiện trường và nhận được sự đồng thuận của UBND 5 quận: Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và quận 10, Trung tâm chống ngập đã tính toán, đề xuất dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 475,269 tỉ đồng để thực hiện xây dựng tổ hợp 7 hồ điều tiết với quy mô từ 1.500 - 20.000 m3.
tin liên quan
Người Sài Gòn vất vả lội nước đi làm đầu tuần vì đường ngập sau bão số 9Giải pháp hiệu quả nhất vừa giúp giải quyết tình trạng ngập lụt cục bộ trong hiện tại, vừa giải quyết các yếu tố thời tiết bất định trong tương lai đó là phát triển không gian điều tiết nước mưa. Theo ông Quang, không gian điều tiết sẽ làm giảm đỉnh, thể tích dòng chảy tràn, cải thiện chất lượng nước mặt, bổ cập nước ngầm, phát triển đô thị xanh và tăng mỹ quan đô thị. Ưu điểm của giải pháp này là có thể đầu tư phân kỳ, ngay lập tức có tác dụng mà không cần đầu tư hoàn chỉnh theo hệ thống. Đồng thời có thể bố trí phân tán như lồng ghép chức năng điều tiết vào các hồ, kênh, rạch, sông ngòi hiện hữu, lồng ghép trong các dự án chỉnh trang đô thị, phát triển khu dân cư hoặc trong quy mô gia đình.
tin liên quan
Hơn 475 tỉ đồng xây 7 hồ điều tiết ngầm chống ngập cho TP.HCMCũng theo ông Phi, đề xuất xây dựng hồ điều tiết không phải mới, đã được đưa ra từ cách đây nhiều năm nhưng không thực hiện được, không phải chỉ thiếu vốn mà còn do các quận, huyện ai cũng muốn giữ đất, không chịu làm.
“Lúc ngập thì ai cũng kêu nhưng bảo dành quỹ đất ra làm hồ điều tiết thì quận nào cũng chối, đẩy đi chỗ khác. Mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ hàng vài chục triệu m3 nhiên liệu làm hồ điều tiết, làm ráo riết nhiều năm nay vì sợ bão, sợ ngập. Nếu chúng ta không có lộ trình cụ thể, bắt tay vào triển khai nhanh thì không thể mong đối phó được với những trận mưa, bão tương tự”, ông Long cảnh báo.
Bình luận (0)