Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn ngổn ngang trước ‘giờ G’

Mai Hà
Mai Hà
05/03/2019 17:12 GMT+7

Còn hơn 1 tháng theo dự kiến sẽ chính thức vận hành thương mại, nhưng đến thời điểm này, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đang ngổn ngang các hạng mục phụ trợ, chưa có hệ thống kết nối.

Theo quan sát, tại khu vực các ga Thanh Xuân, Phùng Khoang... thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhà thầu đã chăng dây thi công các hạng mục phụ trợ cuối cùng. Một số công nhân đang tiến hành dựng khung mái che khu vực cầu thang dẫn lên xuống nhà ga (depot).
Bên trong nhà ga, công nhân cũng đang cấp tập thi công. Tuy nhiên, dù thời gian không còn nhiều, song khu vực hạ tầng tại các ga vẫn rất ngổn ngang. Hệ thống thang máy vẫn chưa lắp ráp xong, chưa có bảng điều khiển...
Hệ thống thang cuốn tại nhà ga Thanh Xuân trong tình trạng khá nhếch nhác Ảnh Mai Hà
Một số công nhân đang lắp khung mái vòm cho đường lên xuống nhà ga Thanh Xuân Ảnh Mai Hà
Đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội cho biết, thời gian đầu, người dân sẽ được miễn phí vé khoảng nửa tháng để trải nghiệm tuyến đường sắt. Sau đó, khi dự án chính thức thu tiền, có 2 hình thức là trả tiền trực tiếp cho vé lượt, hoặc đi vé tháng (thẻ từ).
Trước mắt, hệ thống thẻ từ chỉ áp dụng cho tuyến Cát Linh - Hà Đông, song về lâu dài, các đơn vị sẽ nghiên cứu để tích hợp thẻ này và các thẻ khác như xe buýt, xe buýt nhanh BRT.
Giá vé Cát Linh - Hà Đông lượt thấp nhất 8.000 đồng, cao nhất 15.000 đồng toàn tuyến với chiều dài 13 km. Giá vé tháng 200.000 đồng, có hỗ trợ cho các đối tượng học sinh sinh viên, người khuyết tật, chính sách...
Người dân có thể mua vé lượt bằng tiền mặt hoặc dùng vé tháng bằng thẻ từ Ảnh Ngọc Thắng
Hiện tại, hệ thống kết nối từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi các địa điểm khác trong thành phố vẫn chưa chính thức triển khai. Tại nhiều nhà ga như ga Thanh Xuân, khu vực rẽ sang Khuất Duy Tiến chưa có nhà chờ xe buýt.
Theo dự kiến, sau khi tuyến đi vào hoạt động thương mại, Hà Nội sẽ điều chỉnh luồng tuyến, tần suất một số tuyến xe buýt để phù hợp với tuyến đường sắt này, đặc biệt là các tuyến xe buýt hoạt động trên quốc lộ 6 (từ bến xe Yên Nghĩa tới Ngã Tư Sở). Trong đó, có khoảng 34 tuyến buýt, chiếm 30% số lượng tuyến của toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội phải điều chỉnh.
Bảng chỉ dẫn bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh Ảnh Ngọc Thắng
Bên trong khoang tàu, mỗi tàu có 4 toa, 1 đầu máy Ảnh Ngọc Thắng
Các tuyến buýt sẽ được điều chỉnh theo hướng gom và giải toả khách cho đường sắt. Phương án đang được xây dựng là toàn bộ các nhà ga của tuyến đường sắt sẽ kết nối với hệ thống xe buýt thành phố.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.