Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 27.5, thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, cho biết khi vụ án xảy ra, cơ quan công an có nhiệm vụ phải xem xét tất cả các khía cạnh, đầu mối của vụ án, trong đó có bà Trần Thị Hiền, mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (nạn nhân trong vụ án sát hại nữ sinh giao gà gây rúng động hồi tết Kỷ Hợi).
[VIDEO] Vụ nữ sinh giao gà: Những ly kỳ, bí ẩn chưa lời giải đáp
|
Xin ông cho biết công an Điện Biên đã lần ra đầu mối liên quan bà Trần Thị Hiền, mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên, như thế nào?
Thiếu tướng Sùng A Hồng: Một vụ án xảy ra, cơ quan điều tra xem xét tất cả các góc cạnh để tìm ra bản chất vụ việc mà mẹ của nạn nhân, bà Trần Thị Hiền, là một trong những đầu mối cơ quan điều tra cần nghiên cứu và xem xét.
Tại sao bà ấy lại đến báo với cơ quan điều tra như vậy? Sau khi phát hiện thi thể của Cao Thị Mỹ Duyên thì bà ấy có những việc làm thế nào, lời nói thế nào... đều vào “tầm ngắm” của công an. Đó là những cái công an cần xem xét.
Lời khai của nhóm đối tượng gây án tại cơ quan công an có đề cập đến bà Hiền không, thưa ông?
Theo dõi báo chí chúng tôi cũng có thấy nhắc tới suy luận cho rằng trong quá trình làm ăn, mua bán ma túy với nhau thì có chuyện làm ăn không sòng phẳng dẫn đến việc các đối tượng trả thù lẫn nhau. Tuy nhiên, cơ quan điều tra phải làm rõ thêm một số tình tiết, một số nội dung nữa.
Theo biện pháp logic hay suy luận có cơ sở thì cơ quan công an sẽ buộc phải chứng minh bà Hiền này có biết việc con gái mình bị bắt giữ hay không và nhiều tình tiết khác nữa.
Như ông nói thì đường dây ma túy này đã hoạt động từ rất lâu, vậy tại sao tới nay công an mới triệt phá? Liệu nếu không có vụ án này thì đường dây ma túy này có bị triệt phá hay không?
Vợ chồng Vì Văn Toán, Vì Thị Thu là những đối tượng ma túy trước đó đã bị bắt và đã bị xử lý. Tuy nhiên, liên quan đến bà Trần Thị Hiền và Bùi Văn Công thì chưa được phát hiện. Toán và Vì Thị Thu vừa ra tù, liên quan đến ma túy.
Đây là những đối tượng theo quy định của pháp luật và công tác nghiệp vụ của công an thì đó là đối tượng nằm trong "sổ đen" của công an.
Vậy đối tượng Trần Thị Hiền, mẹ của nạn nhân có thuộc diện công an theo dõi không, thưa ông?
Trên thông tin quần chúng nhân dân nói về bà Hiền thì tôi cho rằng những khía cạnh này cũng đúng. Bà Hiền là người dân bình thường, làm rất nhiều nghề và nhân dân cũng phản ánh, nếu làm ruộng như thế thì kinh tế như vậy là bất minh.
Ông nói việc bà Hiền khai man tại cơ quan điều tra đã khiến cơ quan điều tra bị lạc hướng, bối rối?
Nếu một người nào đó gây sự việc gì cho bạn thì chỉ có bạn là người biết chính xác nhất ai là người có khả năng làm việc ấy.
Tất cả những việc ấy không ai nói trước được. Những tài liệu mà cơ quan điều tra thu thập được sẽ chứng minh một người nào đó có liên quan hay không liên quan.
Trước đó, báo chí nói công an không cố gắng nên không cứu được Cao Mỹ Duyên. Chúng tôi cũng rất chia sẻ, nhưng phải là người trong cuộc mới biết được.
Việc khen thưởng cho các chiến sĩ công an, thiếu tướng Hồng nói, xem báo chí thấy có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng quan điểm của ông là phải nhìn nhận một cách toàn diện, theo quy định của ngành.
“Có trường hợp bình luận “vụ án đã kết thúc đâu mà khen thưởng”, như vậy là người ta cũng chưa hiểu về công tác công an. Những vụ án thế này là án mờ, án truy xét nên mới phải xây dựng chuyên án, lập kế hoạch để đấu tranh, làm rõ bản chất vụ án.
Khi điều tra vụ án và bắt giữ đối tượng là kết thúc chuyên án trinh sát và chuyển sang giai đoạn trinh sát và chuyển sang giai đoạn tố tụng.
“Kết thúc chuyên án trinh sát thì khen thưởng, động viên anh em là tốt chứ. Nhưng người dân không hiểu điều đó”, ông Hồng bày tỏ.
|
Bình luận (0)