Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, trong điều kiện hiện nay chưa thể áp dụng chế độ nhà công vụ cho tất cả đối tượng cán bộ, công chức đang thực hiện công vụ, đồng thời việc đưa tiền thuê nhà ở công vụ vào tiền lương là phá vỡ mặt bằng chung về chế độ tiền lương và khó khả thi. Do đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách về nhà ở công vụ như luật Nhà ở hiện hành, đồng thời bổ sung chặt chẽ về đối tượng, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đồng tình vẫn phải xây dựng nhà công vụ vì đây là nhu cầu tất yếu. “Cơ quan Chính phủ theo tôi biết có hàng trăm đồng chí đang phải ở khách sạn. Các cơ quan của Chính phủ phải trả tiền hết, chi phí cao lắm. Cho nên không thể dừng việc xây nhà công vụ”, ông Ksor Phước dẫn chứng.
Liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, ông Phan Trung Lý cho biết hầu hết ĐBQH thống nhất với quy định mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại VN của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung quy định chặt chẽ về phương thức thanh toán để phòng, chống việc rửa tiền, cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại VN.
Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng: “Người VN thanh toán thế nào thì người nước ngoài mua nhà cũng phải được thanh toán thế ấy. Việc chống rửa tiền mình dùng biện pháp khác, chứ không nên bằng rào cản này cản trở người mua nhà”.
Bảo Cầm
>> Nhà công vụ, phải công bằng và đúng luật
>> 10 năm chờ nhà công vụ
>> Hà Nội: HĐND thành phố sẽ chất vấn về nhà công vụ
Bình luận (0)