Có thể bị xử lý hình sự
Một thực tế rất đáng lo ngại, theo thông tin từ tổ truy vết của Bộ Y tế, có thời điểm, chỉ 0,5% F1 tự khai báo y tế, 99,5% không khai báo; 21% F0 không hợp tác. Trong khi đó, chủng vi rút đang gây dịch Covid-19 có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng đầu vụ dịch.
Truy tìm 2 người Trung Quốc
|
“Với các trường hợp trốn khỏi khu cách ly thì nguy cơ lây lan Covid-19 rất cao, vì đó là những ca F1, những người có yếu tố nghi nhiễm, phải cách ly tập trung. Nếu trốn cách ly, họ có thể trở thành F0 lây cho cộng đồng”, ông Phu đánh giá và khuyến cáo: “Để chống dịch hiệu quả, bảo vệ bản thân, người thân và cộng đồng, phải khai báo y tế trung thực. Luôn thực hiện nghiêm túc phòng bệnh theo khuyến cáo 5K, nhất là đeo khẩu trang tại nơi công cộng, không tụ tập đông người”.
Cũng theo ông Phu, yêu cầu khai báo y tế là cần thiết để ngăn dịch lây lan, nhưng chính quyền địa phương nên thực hiện khai báo điện tử. Nếu khai báo giấy, tại địa điểm đó không thực hiện giãn cách nghiêm ngặt, sẽ là nơi tập trung đông người, không đảm bảo yêu cầu chống dịch, thậm chí lại là nơi lây nhiễm chéo.
* Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM), người chưa bị xác định nhiễm Covid-19 nhưng sống trong khu vực có quyết định cách ly, phong tỏa, mà có hành vi trốn cách ly, phong tỏa, không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý hình sự về tội “vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” quy định tại điều 295, bộ luật Hình sự.
Trường hợp đã được thông báo mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19, được thông báo cách ly nhưng trốn cách ly, không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối, làm lây lan dịch bệnh thì bị xử lý hình sự về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” tại điều 240, bộ luật Hình sự.
Bình luận (0)