Mỗi khi đi phỏng vấn xin việc, đôi khi bạn bị loại chỉ vì những câu hỏi tưởng đơn giản mà khó nếu không tinh ý. Thay vì bị động và loay hoay trên ghế để cố gắng nghĩ ra một câu trả lời, trước khi đi đến cuộc hẹn, hãy chuẩn bị sẵn các phương án để khi được hỏi, cứ cần bình tĩnh tiết lộ những điểm mạnh của bạn và lý do vì sao bạn là ứng cử viên tốt nhất cho công việc này là "ăn điểm" rồi.
Dưới đây là cách làm thế nào để có câu trả lời cá nhân cho các câu hỏi “hóc búa” nhất và đưa bạn đến gần hơn với vị trí được tuyển dụng.
1. Nói cho tôi biết về bản thân bạn
Đây là câu hỏi dùng để phá vỡ sự căng thẳng khi mới bắt đầu phỏng vấn bằng cách giới thiệu về mình. Đây là cơ hội để bạn làm nổi bật phần chuyên môn của bản thân khi trình bày niềm đam mê và cá tính của bạn. Sau đó, viện vào lý do bạn có các kỹ năng và thành tích khiến bạn là ứng cử viên lý tưởng. Đừng huyên thuyên; 3-5 phút là đủ - Stefanie Wichansk, Giám đốc điều hành của Professional Resource Partners chia sẻ.
2. Sao thời gian làm việc của bạn ở các công ty đều rất ngắn?
Một khảo sát năm 2014 của CareerBuilder cho thấy 43% nhà tuyển dụng sẽ không xem xét ứng cử viên chỉ làm việc trong thời gian ngắn với một doanh nghiệp.
Theo Stefanie Wichansk, Giám đốc điều hành của Professional Resource Partners tư vấn: "Tôi muốn học thật nhiều kỹ năng và thay đổi công việc cho phép tôi có cơ hội học thêm nhiều điều mới". Sau đó, cam kết với công ty bằng cách giải thích làm thế nào bạn sẽ áp dụng những kỹ năng trong vai trò mới của mình cũng như đưa ra những thách thức trong công việc mới, và bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí đó.
3. Mô tả phong cách làm việc của bạn?
Bạn có thích làm việc một mình hoặc làm việc nhóm? Thích làm việc ban đêm hay giờ hành chính? Bạn có thích đi với đồng nghiệp sau giờ làm việc hoặc giữ cuộc sống riêng tư? Một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy hơn 80% các nhà tuyển dụng xem ứng viên phù hợp với văn hóa công ty như một ưu tiên tuyển dụng hàng đầu.
Nếu bạn là người thích làm việc theo nhóm, cố gắng thuyết phục rằng bạn sẽ làm tốt nhất công việc của mình khi hợp tác với những nhân viên khác. Nếu nơi làm việc của bạn khuyến khích các hoạt động tình nguyện, hãy nói nó cũng phù hợp với ý tưởng sống của bạn, và bạn rất vui mừng khi tham gia vào một cộng đồng mới.
4. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Việc lặp lại lời khen ngợi của người khác đối với bạn có vẻ dễ dàng hơn là việc bạn tự nói về bản thân vì vậy bạn nên nói với nhà tuyển dụng những gì giám đốc trước đây của bạn nói với bạn lúc đánh giá hiệu quả làm việc của bạn. Sau đó hãy nói về những đặc điểm hoặc những thành tích phù hợp với yêu cầu cho vị trí mới.
Đối với điểm yếu của bạn, hãy trung thực - sau đó hãy nói cách mà bạn đang cố khắc phục những sai sót như thế nào. Đồng thời thể hiện thái độ ham học hỏi, chẳng hạn, bạn vẫn có thể trả lời: "Tôi không phải người là thành thạo về SEO, nhưng tôi đã ghi danh vào một vài lớp học để học thêm”. Chính điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
5. Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty?
Những nhà tuyển dụng tìm đến nhân viên mới nhằm tìm những ý tưởng mới. Trước tiên, hãy chắc chắn bạn làm hết công việc và tìm hiểu thứ hạng của công ty... Sau đó nói rõ các kỹ năng và thành tích của bạn có mà bạn có thể giúp thúc đẩy vấn đề mấu chốt của công ty. Nếu bạn được tuyển dụng cho vị trí trưởng nhóm cho một bộ phận mới, hãy làm nổi bật kinh nghiệm quản lý dự án của bạn và những sáng kiến đầy sáng tạo của bạn đã cải thiện thành tích của đội cũng như của công ty một cách cụ thể.
6. Mức lương mong muốn của bạn?
Không có công ty nào muốn trả lương quá cao nhưng mục tiêu của bạn là phải có thu nhập phù hợp. Vì thế, trước khi bước vào vòng đàm phán về mức lương, hãy kiểm tra những trang web so sánh mức lương như Payscale hoặc Glassdoor để đánh giá mức lương của bạn là bao nhiêu dựa trên kinh nghiệm của bạn và mặt bằng lương chung của vùng.
Tại cuộc phỏng vấn, thay vì chờ đợi người ta thiết lập mức lương thì hãy đưa ra con số bạn muốn.
Theo nghiên cứu của đại học Columbia, bạn nên yêu cầu mức lương trong khoảng nào đó thay vì số tiền cố định. Phạm vi mà bạn đưa ra cho nhà tuyển dụng cho thấy bạn là người nghiêm túc nhưng cũng sẵn sàng đàm phán nếu được tuyển dụng.
Bình luận (0)