Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ - Kỳ 3: Cần bổ sung cơ chế bảo vệ người lao động

15/02/2014 03:00 GMT+7

Đó là ý kiến của TS Bùi Sỹ Lợi (ảnh), Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ.

Đó là ý kiến của TS Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ.

Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ - Kỳ 3: Cần bổ sung cơ chế bảo vệ người lao động

Cần có hiệp hội để bảo vệ quyền lợi của người lao động hành nghề massage - Ảnh: Ngọc Thắng

Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ - Kỳ 3: Cần bổ sung cơ chế bảo vệ người lao động1

TS Bùi Sỹ Lợi

Những năm gần đây bùng nổ các cơ sở spa, massage… Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) làm việc trong ngành nghề này lại bị chèn ép, chịu nhiều thua thiệt về quyền lợi. Vậy, pháp luật có những quy định gì bảo vệ quyền lợi cho họ?

Quốc hội thông qua bộ luật Lao động (sửa đổi) và luật Việc làm trong đó đã có quy định rõ việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm, đồng thời cũng quy định quyền của NLĐ được bảo đảm làm việc trong các điều kiện an toàn, được hưởng các quyền lợi về phúc lợi, an sinh xã hội như BHXH, BHYT, tiền lương, tiền thưởng… Bên cạnh đó, luật Doanh nghiệp cũng đã quy định xoa bóp (massage, tẩm quất) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nhân viên massage phải có hợp đồng lao động, có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Rõ ràng các chủ sử dụng lao động đã vi phạm, nhưng lại ít bị xử lý. Để hiện tượng này diễn trong nhiều năm, trách nhiệm chính thuộc về ai?

Thanh tra Sở LĐ-TB-XH có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; cơ quan công an có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các điều kiện về an ninh, trật tự; cơ quan y tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các điều kiện về y tế trong các cơ sở massage này.

Pháp luật đã quy định rất rõ đây là một loại hình việc làm chính đáng, NLĐ được pháp luật bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, của mình và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều cơ sở hoạt động không đăng ký kinh doanh hoặc có nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về lao động, y tế, an ninh, trật tự.

 

Cần có hiệp hội bảo vệ lao động nghề massage

Nhìn nhận dưới góc độ xã hội học, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học), cho rằng số NLĐ làm việc trong ngành nghề này đông, chứ không phải ít, nhưng đáng tiếc chưa có hiệp hội nào đứng ra bảo vệ, bênh vực cho họ. “Nguồn thu nhập chính của NLĐ từ tiền “boa” của khách đã trở thành “luật bất thành văn” trong nghề massage. Một nghề nhạy cảm, đặc thù, trong điều kiện làm việc yếm khí, hóa chất, ô nhiễm môi trường xã hội… nhưng những NLĐ vẫn phải chịu đựng. Theo tôi, những NLĐ làm việc trong ngành nghề này cần thiết phải có hiệp hội...”, ông Bình nói.

Điều này, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất kèm theo xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm vì pháp luật. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm, thậm chí có hình thức xử lý kỷ luật tương ứng đối với người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước khi để xảy ra các hiện tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn được giao quản lý.

Nhiều ý kiến cho rằng việc NLĐ sống bằng tiền “boa” của khách là nguyên nhân nảy sinh tệ nạn xã hội?

Người chủ sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động; đặc biệt không trả lương, mà NLĐ chỉ nhận tiền “boa” của khách là hoàn toàn vi phạm pháp luật và gián tiếp “ép” NLĐ phải chiều theo mọi ý muốn khách hàng để có thu nhập. Điều này là căn nguyên phát sinh tệ nạn xã hội trong lĩnh vực massage hiện nay.

Theo tôi, nhân dân, các cơ quan báo chí, NLĐ... khi phát hiện thấy có hành vi vi phạm như vậy cần thông báo cho cơ quan lao động, công an, y tế vào cuộc để thanh tra, kiểm tra ngay. Đồng thời, cũng cần xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi để xảy ra vi phạm pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực được giao quản lý.

Chúng tôi cho rằng, cần phải bổ sung chế tài xử lý cao hơn để bảo vệ quyền lợi cho những lao động yếu thế đang làm việc trong ngành nghề này.

Thu Hằng (thực hiện)

>> Massage - nghề quản lý lao động kỳ lạ
>> Massage, nghề quản lý lao động kỳ lạ - Kỳ 2: Cần có cuộc điều tra xã hội học

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.