Bệnh nào cũng kéo lưỡi, vỗ tai...
Ngày 14.3, PV Thanh Niên cùng Công an xã Bình Trung (H.Bình Sơn) đến nhà một số người dân được ông Võ Hoàng Yên khám chữa bệnh vào tháng 7.2020. Tại thôn Tây Thuận, chúng tôi được chị H.T.X (47 tuổi) cho biết con trai chị 12 tuổi tên P.X.P từng được ông Võ Hoàng Yên khám chữa bệnh vài lần.
Theo chị X., năm 2009 khi sinh ra cháu P. khóc bình thường, nhưng sau đó gia đình phát hiện cháu không có phản ứng với tiếng động xung quanh, kêu không nghe, chỉ có phản ứng khi có tiếng còi xe lớn, tiếng sét đánh. Gia đình đã đưa P. đi Đà Nẵng, TP.HCM khám và điều trị, được các bác sĩ chẩn đoán tai bên phải bị điếc sâu, tai bên trái bị điếc nặng. Sau đó, gia đình chị X. được các bác sĩ khuyên về tập nói dần cho cháu P. nhưng phải đeo máy trợ thính bên tai điếc sâu.
Làm theo chỉ đạo của cấp trênKhi được hỏi cơ quan tham mưu có đắn đo việc mời Võ Hoàng Yên về khám, chữa bệnh hay không, ông Huỳnh Công Thư, Trưởng phòng Y tế H.Bình Sơn, cho biết đơn vị tham mưu xuất phát từ việc do cấp trên chỉ đạo: “Thực ra Phòng Y tế rất băn khoăn việc này. Nhưng đã có sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND H.Bình Sơn nên Phòng Y tế có trách nhiệm phải tham mưu và đã nhiều lần báo cáo khó khăn vướng mắc đến lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện".
Cũng theo ông Thư, trước thông tin ông Võ Hoàng Yên sẽ tiếp tục về H.Bình Sơn điều trị đợt 2 vào tháng 3.2021, Phòng Y tế H.Bình Sơn đã tham mưu văn bản gửi đến các xã, thị trấn về việc rà soát kết quả điều trị của ông Võ Hoàng Yên đợt 1 có kết quả ra sao, sau đó mới có hướng tổ chức khám chữa bệnh lần 2.
|
Khoảng 5 năm trước, nghe theo lời khuyên của một người quen cùng ở xã Bình Trung, gia đình chị X. đưa cháu P. ra Hà Tĩnh để chữa trị bệnh câm điếc do khi đó ông Võ Hoàng Yên đang hành nghề tại đây. “Sau gần một tuần ra ăn, ở để được khám, chữa bệnh, khi trở về bệnh tình của con tôi vẫn không có biến chuyển gì”, chị X. cho biết và kể: “Lần ấy, sau khi về nhà, mỗi lần mở mạng internet, cháu P. thấy ông Yên đều tỏ ra sợ hãi, có thể khi chữa bệnh cho cháu, ông Yên đã làm cháu bị đau nên gây ám ảnh”.
Năm 2019, chị X. đưa con vào cơ sở khuyết tật, khiếm thị ở TP.Quảng Ngãi. Tại đây cháu P. được tập nói, học và đặc biệt vẽ rất đẹp. Đến nay, cháu P. có thể nói được vài tiếng.
Thô bạo, phản khoa họcThầy thuốc nhân dân, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN, cho biết năm 2012, theo giới thiệu của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Bình Phước, ông Võ Hoàng Yên từ Bình Phước ra Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN, thực hiện chữa bệnh thực nghiệm. “Tham dự có tôi và đại diện Viện Y học cổ truyền VN, GS Hoàng Bảo Châu, Viện trưởng. Khi đó, ông Yên có thực hiện chữa bệnh cho một số trường hợp là trẻ em, người lớn bị câm điếc và bệnh về xương khớp, chân khoèo. Chứng kiến ông Yên chữa bệnh, tôi thấy hành động của ông rất thô bạo. Những phương pháp ông Yên làm rất phản khoa học. Tôi có hỏi ông Yên rằng: Anh chữa bệnh theo phương pháp nào, là đông y hay tây y, thì ông ấy không trả lời. Sau đó ông Yên trở về địa phương, tôi cũng không theo dõi thêm. Với kinh nghiệm của mình, tôi thấy phương pháp chữa bệnh của ông Yên là không có căn cứ khoa học. Cá nhân tôi không tán thành với cách chữa bệnh thô bạo này”.
Từng quan sát ông Yên chữa bệnh cho người câm, PGS-TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng VN, cho hay: “Theo ý kiến cá nhân tôi, trong y học không có phương pháp nào kéo lưỡi người ta ra để chữa câm. Mà thô bạo lắm, tôi có từng xem ông ấy biểu diễn rồi. Vỗ vỗ vào mặt, vào tai, kéo lưỡi người ta. Về câm điếc, có bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, hoặc chuyên ngành phục hồi chức năng có phương pháp riêng, chứ không phải như của ông Yên, đó không phải là phương pháp y học. Về mặt phục hồi chức năng cũng không có kỹ thuật nào như thế”.
Trong khi đó, một cán bộ từng công tác tại Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế), cho biết trước đây Bộ Y tế từng dự kiến triển khai thẩm định chuyên môn với “phương pháp” chữa bệnh câm, điếc của ông Yên, thông qua việc lập hội đồng thẩm định, đánh giá, từ đó có thể đồng ý, đồng ý đến đâu, hoặc bác phương pháp đó không chấp nhận. Lãnh đạo Bộ Y tế đã giao đề tài đó cho một trường đại học tại TP.HCM để triển khai, nhưng sau đó đã không được thực hiện.
Thúy Anh - Liên Châu
|
Bà Võ Thị Nhi (57 tuổi), bị bướu cổ, kể tháng 7.2020 được UBND xã Bình Trung gửi giấy mời xuống TT.Châu Ổ (H.Bình Sơn) để ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh miễn phí. Khi bà Nhi tới, vì quá đông người khám bệnh nên đến 12 giờ trưa mới tới lượt. “Ổng đập nhẹ hai bên lỗ tai, cầm cổ xoay qua xoay lại, rờ tay vuốt dưới chỗ bướu cổ. Xong, ổng bảo về ăn chay niệm Phật, xoa thuốc ổng cho một ngày 3 lần là bớt bệnh”, bà Nhi kể rồi quày quả vào trong nhà tìm lọ thuốc nhựa trắng (thuốc màu đen, không nhãn hiệu, không ghi công dụng...) ra bảo: “Đây là thuốc ông Yên cho, xoa vào chỗ bướu hằng ngày. Tôi đã xoa hết một lọ nhưng không thấy hiệu quả gì, chỉ có mùi hôi khó chịu thôi, nên tôi không dùng thuốc này nữa”.
Tương tự như bà Nhi, bà Võ Thị Ninh (60 tuổi, ở thôn Tây Thuận) cũng được “thần y” Võ Hoàng Yên chữa bướu cổ bằng cách đập nhẹ vào lỗ tai, cầm cổ xoay qua lật lại, dùng tay sờ vuốt chỗ bướu cổ... và được cấp 2 lọ thuốc bằng nhựa trắng về xoa, nhưng đến nay bệnh không hề thuyên giảm.
|
Ngành y tế địa phương nói gì ?
Trả lời PV Thanh Niên chiều 13.3 về lý do và cơ sở nào mời “lương y” Võ Hoàng Yên về chữa bệnh ngay tại trụ sở, một lãnh đạo chủ chốt của UBND H.Bình Sơn nói: “Qua thông tin, nghe ông Võ Hoàng Yên và cộng sự chữa bệnh từ thiện nên huyện mời về chữa bệnh, phục hồi chức năng cho dân. Trước khi mời ông Yên về, huyện đã được Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Sơn thông qua. Ngoài ra, UBND H.Bình Sơn cũng có văn bản xin phép các cơ quan là sở ngành chuyên môn của tỉnh Quảng Ngãi và được đồng ý, mới mời ông Yên về địa phương”.
Các clip đều là dàn dựngTrước đây, thông qua một số clip trên mạng xã hội, tôi biết ông Võ Hoàng Yên. Nghĩ rằng nếu đúng ông Yên là “thần y” thì quá tốt nên tôi mới xây chùa làm nơi để ông Yên chữa bệnh miễn phí cho người dân, cứu giúp bá tánh. Bản thân tôi và con trai tôi cũng đi theo ông Yên để học hỏi phương pháp chữa bệnh. Nhưng sau khi theo học các phương pháp của ông Yên đều thấy không hiệu quả và phản khoa học nên tôi và con trai đã không theo học.
Về lâu, tôi và vợ mình càng thấy các clip và phương pháp chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên là dàn dựng nên âm thầm tìm hiểu và biết được việc ông Yên để học trò bán phiếu khám chữa bệnh, không hề có chuyện khám miễn phí, rồi việc chữa không lành bệnh như ông Yên lên tiếng.
Ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam
Đỗ Trường (ghi)
|
Còn theo tìm hiểu của PV, vào tháng 2.2020, UBND H.Bình Sơn có công văn gửi cho Sở Y tế Quảng Ngãi đề nghị về việc khám chữa bệnh cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Công văn này nêu rõ, người khám chữa bệnh là ông Võ Hoàng Yên cùng các cộng sự; đối tượng được khám là người nghèo, cận nghèo bị bệnh câm, điếc, bại liệt, xương khớp, di chứng sau tai biến... không có điều kiện chữa trị.
|
Trên cơ sở đề nghị của UBND H.Bình Sơn, Sở Y tế Quảng Ngãi đề nghị huyện này bổ sung kế hoạch khám, chữa bệnh (thời gian, địa điểm theo Thông tư 30/2014/TT-BYT ngày 28.8.2014); danh mục thuốc sử dụng; danh mục kỹ thuật y tế dự kiến thực hiện trong chương trình khám, chữa bệnh từ thiện.
Bị thông tin một chiều trên mạng “xỏ mũi” Trong quá khứ, chúng ta đã chứng kiến không thiếu những trường hợp xuất hiện “thần y” có thể chữa các bệnh mà bệnh viện “bó tay”, với những đoạn clip cực kỳ ấn tượng. Nhưng những đoạn clip này chỉ thể hiện một chiều, xuất phát từ ê kíp của chính họ và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Người dùng không thể tự kiểm tra, nhưng với tâm lý “một lượt chia sẻ không mất gì”, “lan tỏa đến những ai cần”... nên tin tức lan rộng đến mức thiếu kiểm soát.
Do đó, trong tương lai, cơ quan chức năng cần vào cuộc sớm hơn để xác minh những thông tin “nổi” trên mạng xã hội để có những đính chính cần thiết trên các phương tiện truyền thông. Đồng thời, chính người dùng cũng cần tự hỏi “liệu tôi có thể kiểm chứng thông tin này không? Nếu đây là thông tin sai thì sẽ gây ra hậu quả gì?” trước khi tương tác và tiếp nhận những thông tin một chiều trên mạng xã hội.
Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý JobWay
Bích Ngân (ghi)
|
Ông Lê Báy giải thích: Theo Thông tư 30/2014 thì người khám từ thiện cũng phải có chứng chỉ hành nghề. Vì vậy khi UBND H.Bình Sơn bổ sung hồ sơ, trong đó có 9 người có chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế Bình Thuận cấp, 1 người do Sở Y tế TP.HCM cấp, thì nhận thấy đoàn khám từ thiện đủ điều kiện tổ chức khám bệnh.
|
“Ông Yên được Sở Y tế Bình Thuận cấp chứng chỉ hành nghề nên ông này được phép hành nghề bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ VN”, ông Báy nói và cho biết thêm có người thân quen được ông Yên và cộng sự khám chữa bệnh, nhưng không có kết quả. “Một số cán bộ Sở Y tế cũng có người thân ở H.Bình Sơn nên cũng đi khám... Tôi có hỏi thì họ nói chủ yếu là công tác tâm lý thôi, chứ còn hiệu quả chữa bệnh không cao”, ông Báy nói.
Buông lỏng quản lýTôi cho rằng việc chính quyền một số địa phương, cơ quan chức năng về y tế để ông Võ Hoàng Yên tổ chức chữa bệnh cho người dân trong thời gian dài mà không có giấy phép là quá buông lỏng trong việc quản lý hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn. Thậm chí, theo thông tin báo chí phản ánh, có địa phương, chính quyền huyện còn mời ông Võ Hoàng Yên về trị bệnh cho hàng trăm người dân là khó chấp nhận.
Vụ việc ông Võ Hoàng Yên cần được cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ để đánh giá mức độ, tính chất của hành vi tổ chức khám, chữa bệnh mà không có giấy phép trong thời gian dài của ông Võ Hoàng Yên nhằm xử lý nghiêm minh. Tùy theo tính chất, mức độ để xử lý. Nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, tôi cho rằng có thể xử lý hình sự. Bên cạnh đó, tôi cho rằng, cần phải rút kinh nghiệm đối với chính quyền địa phương, cơ quan y tế, cơ quan chức năng trong quản lý với những người hoạt động khám chữa bệnh.
Hiện nay, rất nhiều người tự xưng “thần y”, quảng cáo khả năng khám chữa bệnh để lừa gạt người dân nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. Đây là lỗ hổng cần được siết chặt để tránh việc người dân bị những đối tượng này lừa gạt.
Ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội
L.Hiệp (ghi) |
Bình luận (0)