Phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng báo chí Việt Nam khu vực phía Nam

23/12/2015 13:41 GMT+7

Sáng nay (23.12), tại hội trường Báo Thanh Niên (TP.HCM), Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí tại TP.HCM và Khu vực phía Nam.

Sáng nay (23.12), tại hội trường Báo Thanh Niên (TP.HCM), Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí tại TP.HCM và Khu vực phía Nam.

Lịch sử 150 năm báo chí Việt Nam kể từ khi Gia Định báo ra đời, báo chí cách mạng với bề dầy 90 năm lịch sử, mong muốn lưu giữ những tư liệu đánh dấu quá trình lịch sử ấy, Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định triển khai Bảo tàng báo chí và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.Lịch sử 150 năm báo chí Việt Nam kể từ khi Gia Định báo ra đời, báo chí cách mạng với bề dầy 90 năm lịch sử, mong muốn lưu giữ những tư liệu đánh dấu quá trình lịch sử ấy, Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định triển khai Bảo tàng báo chí và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Đông đảo các nhà báo lão thành đã đến dự, mang theo nhiều hiện vật, tài liệu quý giá để hiến tặng cho Bảo tàng.
Nhiều nhà báo lão thành vì sức khỏe yếu nên không thể đến tham dự buổi lễ nhưng cũng đã gửi rất nhiều hiện vật quý từng gắn bó với cuộc đời làm báo cho bảo tàng.
Tại lễ phát động, có hơn 100 nhà báo, nhà nghiên cứu và người dân đã tới hiến tặng những hiện vật tư liệu quý liên quan đến người làm báo, nghề báo  
Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam chia sẻ: '"Nói đến Bảo tàng là nói đến hiện vật, là sự phát huy các giá trị của chúng. Bảo tàng báo chí Việt Nam là bảo tàng của các thế hệ nhà báo Việt Nam, của nhân dân. Vì vậy, sự hiến tặng hiện vật của các nhà báo, gia đình nhà báo, các cơ quan báo chí là hết sức quan trọng"
Ngày 23.12 là ngày chính thức phát động đóng góp cho Bảo tàng báo chí nhưng trước đó đã có rất nhiều hiện vật có giá trị qua nhiều thời kỳ được các nhà báo lão thành gửi đến khi nghe tin thành lập Bảo tàng. Các hiện vật này đang tạm thời được trưng bày tại hội trường Báo Thanh Niên
Nhiều nhà báo lão thành với mái đầu đã bạc phơ rất hứng khởi khi Bảo tàng báo chí được hình thành, những kỷ vật của họ trong quá trình làm báo tưởng chừng sẽ giữ riêng cho mình nay thì sẽ được trưng bày phổ biến để có thể gắn kết với các thế hệ nhà báo sau này 
  
Những tư liệu quý giá mang giá trị lịch sử của nghề báo được các nhà báo lão thành mang đến hiến tặng cho Bảo tàng ngay trong buổi lễ
Với bảo tàng, hiện vật là linh hồn. Từng thước phim, tờ báo, tấm ảnh, từng hiện vật nhỏ nhất, đơn giản nhất liên quan đến nghề báo, người làm báo... đều có giá trị lịch sử vô giá
Không chỉ các nhà báo qua nhiều thời kỳ đã tới tham dự buổi lễ, nhiều người dân và người nhà của các nhà báo quá cố cũng đến và tham gia hiến tặng những kỷ vật được họ lưu giữ qua nhiều năm tháng
Nhiều kỷ vật quý giá gắn liền với quá trình làm báo gian khổ trong thời kỳ chiến tranh được chủ nhân hiến tặng trong sáng nay  
Ông Nguyễn Quang Thông - Tổng biên tập Báo Thanh Niên (giữa) đại diện Báo Thanh Niên hiến tặng nhiều tư liệu quý cho bảo tàng, trong đó có bìa của số Báo Thanh Niên đầu tiên được phát hành cách đây đúng 30 năm
Các nhà báo lão thành còn chia sẻ những kỷ niệm gắn liền với những kỷ vật trong quá trình làm nghề báo qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau
Khi xem lại những hiện vật được hiến tặng, họ như đang được sống lại với những năm tháng hào hùng của dân tộc gắn với quá trình tác nghiệp
Sơ bộ tổng kết đến hết buổi sáng nay (23.12), bảo tàng đã nhận được trên 2.000 hiện vật, tài liệu quý liên quan đến lịch sử báo chí Việt Nam thời kỳ đầu và báo chí trong thời kỳ chiến tranh.
Nhiều cơ quan báo chí đã gửi tặng và nhờ Bảo tàng "giữ hộ" cả những bộ báo lưu của mình. Báo Phụ nữ TP.HCM; Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo CA TP.HCM... mang đến những bộ hiện vật, tài liệu (bản gốc và bản số hóa) có giá trị, được chọn lọc kỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.