|
Bên cạnh làm rõ nguyên nhân tồn tại của các cơ sở vi phạm trong thời gian qua, công văn yêu cầu phải dừng hoạt động, di dời vị trí đúng vị quy định trước ngày 30.6. Đồng thời, yêu cầu các chủ cơ sở ký cam kết không sử dụng gỗ bất hợp pháp. Các địa phương cũng không cấp mới hoặc đề nghị cấp mới các cơ sở cưa xẻ, gia công, chế biến gỗ trên địa bàn.
Ngoài ra, yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với các ngành liên quan lập tổ công tác kiểm tra thực trạng các xưởng cưa xẻ, gia công và chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Kiểm lâm tỉnh lập bản cam kết và tổ chức cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành ký cam kết không có bất kỳ hành vi nào vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng hoặc tiếp tay, dung túng, bao che cho các đối tượng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép... Việc cam kết phải hoàn thành trước ngày 20.4.
|
Ông Thanh đề nghị Công an tỉnh Quảng Nam trực tiếp lãnh đạo lập chuyên án điều tra, triệt phá các đường dây buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt là các "đầu nậu" tại các địa phương miền núi. Bên cạnh đó, cần khẩn trương hoàn thành hồ sơ khởi tố vụ các án phá rừng, hủy hoại rừng, khởi tố bị can, kết thúc điều tra và đề nghị truy tố ở mức độ có tính răn đe cao, phù hợp với quy định của pháp luật.
Như Thanh Niên đã thông tin, chỉ trong tháng 3, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam phát hiện 3 vụ phá rừng quy mô lớn tại lâm phận rừng phòng hộ Sông Kôn (H.Đông Giang) và Nam Sông Bung (H.Nam Giang), có 72 cây gỗ xoan đào, chò, trám, lim xanh bị đốn hạ với khối lượng khoảng 372 m3.
Bình luận (0)